Bếp ăn của nhà trường là hệ thống dễ bị tổn thương
Trong thời gian gần đây, liên tiếp các vụ việc thực phẩm bẩn tại các trường học liên tục xảy ra. Không chỉ ở các tình xung quanh thành phố Hà Nội, nhiều trường học trong chính khu vực nội thành thủ đô cũng phát hiện tình trạng sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn. Những vụ việc này đã réo lên hồi chuông báo động về vấn đề vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Bếp ăn của nhà trường là hệ thống dễ bị tổn thương
Phát biểu tại buổi Tọa dàm 'Phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm dinh dưỡng cho học sinh trong các trường học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm' tổ chức vào ngày 06/04 vừa qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sỹ Trương Hồng Sơn Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho cho biết, hệ thống bếp ăn của nhà trường là hệ thống dễ bị tổn thường, thương thì các thức ăn mà không đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào bếp ăn tập thể.
'Bán ở chợ các bà nội trợ đi sẽ săm soi làm sao bán được, chỉ có cách là người ta đưa vào các bếp ăn tập thể. Bếp ăn tập thể có thể là nhà máy, nhà trường hoặc bất kỳ ở đâu đấy. chính vì vậy đây là khu vực rất dễ bị tỏ thương' - PG.TS Trương Hồng Sơn nói.
Hệ lụy của hệ thống bếp ăn nhà trường bị 'tổn thương' sẽ tác động trực tiếp đến trẻ em, những đối tượng có sức đề kháng kém dẫn đến những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc. Khi xảy ra ngộ độc trẻ em với cơ địa và sức chịu đựng kém hơn bao giờ cũng xảy ra trầm trọng hơn.
Trẻ em là những đối tượng có sức đề kháng kém
'Đối với người lớn tiêu chảy 1, 2 ngày chúng ta thấy bình thương nhưng con chúng ta tiêu chảy 1, 2 ngày với lý do ăn bữa ăn nhà trường thì đây chính là một lý do vô cùng bức xúc. Chúng ta cần quan tâm đến vấn đề chất lượng đầu vào thực phẩm, bởi vì có chế biến thế nào đi nữa nếu thực phẩm chọn đầu vào kém thì rõ ràng không ổn'- PGS.TS Trương Hồng Sơn cho hay.
Theo PGS.TS Trương Hồng Sơn, sau phần thực phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh các trường học nên thực hiện nguyên tắc về bếp ăn một chiều. Một bên là nhập nguyên liệu vào, sơ chế thực phẩm, phân loại để nấu, đến nấu chín, không được để lẫn dễ gây ra lây nhiễm bệnh.
Đảm bảo quy trình bếp ăn một chiều
'Đây là một quy trình vô cùng quan trọng liên quan đến pháp lý, ai sẽ là người chịu trách nhiệm, nếu chúng ta làm đủ các bước này lúc mà xảy ra sự việc chúng ta thấy rằng là có lưu mẫu có thể xem lại, nếu vấn đề liên quan đến nguồn cung cấp chẳng hạn chúng ta sẽ phát hiện vấn đề ở đâu' - PGS.TS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh.
Mô hình này đã được phát triển tại nhiều trường học và tỏ ra khá hiệu quả trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. The bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng trường mầm non Chim Non cho biết, ssối với các bậc giáo dục, đặc biệt, đối với mầm non, đảm bảo vệ sinh ATTP là một trong những tiêu chí quan trọng nhất đối sự phát triển toàn diện của học sinh. Các đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm cho trường học có uy tín cung cấp thực phẩm trên thị trường, mang các đơn vị giám sát thường xuyên và đột xuất cùng chung tay đảm bảo chất lượng thực phẩm cho bữa ăn của học sinh. Tất cả các sản phẩm đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có nhãn mác, đầy đủ thông tin nơi sản xuất, hạn sử dụng…
Cần đảm bảo quy trình bếp ăn một chiều
'Hiện nay đối với các trường mầm non thì quy trình giao nhận thực phẩm phải đảm bảo, thứ nhất là nhân viên kế toán, nhân viên thủ kho, đồng chí bếp trưởng, đại diện ban giám hiệu, đại diện một giáo viên. Trường mầm non Chim non cũng như tất cả các trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thì hàng ngày đều có 1 phụ huynh tham gia giám sát, bên cạnh đó còn một thành phần là ban thanh tra nhân dân của nhà trường. Ban thanh tra nhân dân không nằm trong kế hoạch mà có thể đến kiểm tra bất kỳ ngày nào'- bà Hiền cho hay.
Được biết, riêng đối với trường mầm non Chim non, một thành phần nữa trong ban quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm là trạm y tế phường cũng sang giám sát, kiểm tra rất là chặt chẽ việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong nhà trường.
Trong khi đó, bà Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Toản cũng cho biết: 'Đề thực hiện tốt công tác vệ sinh ATTP, chúng tôi nhận thực phẩm sống vào 7h sáng hàng ngày với các đồng chí giám sát có đại diện ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm,cha mẹ học sinh…Ngoài ra chúng tôi còn thực hiện chương trình sữa học đường nhằm bổ sung thêm dinh dưỡng cho học sinh. Để bổ sung thêm thực phẩm cho học sinh, nhà trường đã tổ chức cho học sinh tự gieo trồng rau sạch tại khu vực sân thượng của trường'./.
Dinh dưỡng trong trường mầm non, trường tiểu học vô cùng quan trọng
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sỹ Trương Hồng Sơn Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, vấn đề dinh dưỡng trong trường mầm non, trường tiểu học vô cùng quan trọng.
'Chúng ta biết rằng khi học sinh đến trường học thường thì chú ý 2 mảng chính, một là nuôi, 2 là dạy và vấn đề thứ 3 là liên quan đến chăm sóc. Trong phần nuôi chúng ta thấy điểm thứ nhất là liên quan đến sự phát triển của trẻ, 2 là liên quan đến sự an toàn của học sinh trên vấn đề an toàn thực phẩm.' PGS.TS Trương Hồng Sơn cho hay.
Cho đến nay con số suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn rất là cao, một con số được đưa ra trên toàn quốc với thấp còi là 24,7%, ở hà nội con số suy dinh dưỡng thấp còi sấp sĩ trên 5%. Điều này chứng minh tình trạng suy dinh dưỡng đang có vấn đề. Giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng của trẻ em, chính vì vậy vấn đề dinh dưỡng trong trường mầm non, trường tiểu học vô cùng quan trọng.
'Về vitamin và chất khoáng chúng ta đừng quan niệm trẻ em nó bé bằng 1/3 chúng ta thì lượng vitamin và chất khoáng chỉ bằng 1/3 chúng ta, hoàn toàn không phải như vậy. Đối với trẻ trong giai đoạn phát triển cái năng lượng trong giai đoạn phát triển phải đủ cho giai đoạn phát triển, vì vậy chúng so với người lớn 100% thì trẻ em nhu cầu cho phát triển sẽ gấp đôi so với cân nặng. Bữa ăn học đường là giải pháp chính, chúng ta phải nâng bữa ăn học đường đầy đủ dinh dưỡng' PGS.TS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh.