Cô giáo tiểu học bày cách giải ngon ơ với dạng toán điền số vào phép so sánh có dấu lớn bé, khó đến mấy con vẫn làm nhoay nhoáy

Điền số vào phép so sánh có dấu lớn bé, bằng (>,

05/12/2020 09:18

google_Tiin.vn
0:00/0:00

Cô giáo Lương Ngọc Anh, giáo viên tiểu học ở Hà Nội được biết đến là cô giáo trẻ trung, nhiệt huyết. Những video hướng dẫn học sinh lớp 1 làm toán của cô rất được các phụ huynh yêu thích vì dễ hiểu, dễ dạy, bố mẹ nào cũng có thể kèm con học.

Cô giáo tiểu học bày cách giải ngon ơ với dạng toán điền số vào phép so sánh có dấu lớn bé, khó đến mấy con vẫn làm nhoay nhoáy 0

Mới đây, cô Ngọc Anh chia sẻ cách 'giải quyết' ngon ơ dạng toán Điền số vào phép so sánh có dấu lớn bé, bằng (>, <,>

Cô Ngọc Anh cho rằng, trong quá trình dạy học, cô phát hiện ra học sinh chỉ cần làm theo tuần tự 3 bước cực kỳ đơn giản là sẽ điền được mọi số trong những phép so sánh khó nhất. Đó chính là 3 bước: Tính, Chọn số, Điền số.

Vậy chúng ta sẽ áp dụng ba bước này như thế nào?

Unmute
Current Time 0:00
/
Duration Time 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Stream TypeLIVE
Remaining Time -0:00
 

Dạng 1: Phép tính điền số với dấu bằng (=)

Ví dụ: 6 + ... - 7 = 1, thông thường với phép tính có nhiều số, các con sẽ được hướng dẫn làm phép tính từ trái sang phải, tuy nhiên ở đây, có một con số 'giấu mặt' nên cách làm sẽ thay đổi một chút.

Cô giáo tiểu học bày cách giải ngon ơ với dạng toán điền số vào phép so sánh có dấu lớn bé, khó đến mấy con vẫn làm nhoay nhoáy 1

Bước 1: Tính. Ở số chưa có, bố mẹ đánh dấu chấm hỏi (?) và tạm gọi là 'số mấy'.

Bước 2: Chọn số. Chúng ta sẽ chọn một số nào đó trừ cho 7 để ra 1. Kết quả 'số mấy' này sẽ là 8.

Bước 3: Nhiệm vụ của các con là tìm một số thích hợp sao cho số đầu tiên của phép tính (6) cộng số thứ hai của phép tính (?) để ra kết quả là con số vừa tìm thấy ở bước 2 là (8). Kết quả nhận được sẽ là 6 + 2 = 8. Và số 2 chính là số các em cần điền.

Tương tự đối với phép tính mà kết quả đổi chỗ lên đầu: Ví dụ: 1 = 6 + ... - 7.

Theo cô Ngọc Anh, bố mẹ nên hướng dẫn con, dấu bằng và kết quả cho dù nằm ở đầu hay cuối phép tính thì cách làm vẫn không thay đổi. Vậy là ở đây, với phép tính nhiều số, chúng ta vẫn tính từ trái sang phải hai số đầu tiên trước, sau đó áp dụng ba bước như đã nói ở trên.

Dạng 2: Phép tính điền số với dấu lớn hơn hoặc bé hơn.

Bố mẹ vẫn hướng dẫn con áp dụng ba bước như đã nêu trên. Ví dụ: 3 + ... <>

Bước 1. Tính: Bố mẹ hướng dẫn con cứ thấy phép tính ở đâu thì tính ở đó. Ở đây là: (8 - 2 = 6).

Bước 2. Chọn số: Bây giờ chúng ta sẽ gạch chân cả vế bên trái để chọn số nào cho ra phép tính bé hơn 6. Lúc này các con có thể tùy chọn theo ý của mình. Nhưng ở phép tính này thì chắc chắn là số đó sẽ phải bằng hoặc lớn hơn 3. Mình có thể chọn số 3, lúc này 3 <>, bước thứ 2 chọn số đã hoàn thành.

Bước 3. Điền số. Chúng ta phải điền vào ô trống này sao cho 3 cộng số mấy để bằng 3. Đơn giản các con sẽ điền được số 0.

Dạng phép tính điền số với dấu lớn hơn hoặc bé hơn thông thường sẽ có nhiều đáp án. Ở phép tính trên, chúng ta có thể chọn số 5 thay vì số 3. (vì 5 vẫn bé hơn 6). Vậy thì ở bước Điền số, mình sẽ tính 3 cộng với mấy để bằng 5, đáp án sẽ là số 2. 'Mình sẽ chấp nhận tất cả các đáp án của các con, chỉ cần đó là đáp án đúng', cô Ngọc Anh nói.

Dạng 3: Phép tính có hai dấu lớn hơn

Chúng ta vẫn áp dụng ba bước như đã nêu trên. Ví dụ: 9 - 4 > 2 + ... > 7 - 4

Bước 1: Tính. (9 - 4 = 5) và (7 - 4 = 3)

Bước 2: Chọn số. Chúng ta sẽ tìm số nào ở giữa số 5 và số 3, vừa lớn hơn 3 nhưng lại bé hơn 5. Kết quả sẽ cho ra số 4.

Bước 3: Điền số 4 vào ô cần tìm, vậy là các em đã hoàn thành bài toán rất đơn giản.

Vậy là chỉ với ba bước thần kì này, chắn chắn sẽ xoá tan sự lúng túng của bố mẹ và các con trong những bài điền số, bất chấp mọi phép tính khó nhất.

Theo Khải Phong/Pháp luật & Bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
    Mới nhất