#Bác sĩ Tiin

Bác sĩ Tiin: 'Cậu nhỏ' bị cong về bên trái khi cương cứng, xử lý thế nào?

Bình thường 'cậu nhỏ' khi ở tư thế cương có thể thẳng đứng, chúc xuống, hơi cong sang phải hoặc sang trái (dưới 15 độ), chỉ khi 'cậu nhỏ' cong khiến bạn bị đau, ảnh hưởng đến chức năng đi tiểu, xuất tinh thì mới được coi là bệnh lý.

23/11/2018 19:04

google_Tiin.vn

Câu hỏi: Cháu chào bác sĩ! Cháu đang là sinh viên, thời gian gần đây cháu mới phát hiện dương vật bị cong về bên trái khi cương cứng và khó cương dương khi bị kích thích, thời gian cương dương không được lâu và độ cương dương yếu. Bác sĩ cho cháu hỏi với tình trạng này thì cháu cần xử lý như thế nào ạ?

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ Tiin trả lời:

Chào bạn, bạn đang là sinh viên, không biết bạn đã có quan hệ tình dục với ai chưa hay mới chỉ thủ dâm thôi? Các vấn đề bạn đặt ra ít triệu chứng quá, tôi muốn trao đổi thêm với bạn nhé.

Bình thường 'cậu nhỏ' khi ở tư thế cương có thể thẳng đứng, chúc xuống, hơi cong sang phải hoặc sang trái (dưới 15 độ) đều là bình thường. Kể cả khi 'hơi cong' nhưng bạn thấy vẫn bình thường, không đau, không ảnh hưởng đến chức năng đi tiểu, xuất tinh vẫn được coi là bình thường, không phải lo lắng gì. Chỉ khi 'cậu nhỏ' cong khiến bạn bị đau, ảnh hưởng đến chức năng đi tiểu, xuất tinh thì mới được coi là bệnh lý.

Nguyên nhân khiến 'cậu nhỏ' bị cong có thể do di truyền; do tổn thương thực thể (bệnh lý của mạch máu, chuyển hóa) gây xơ cứng ở dương vật khiến cho 'cậu nhỏ' bị 'vẹo' về bên xơ cứng, hạn chế khi quay sang bên đối diện; có thể là biến chứng sau chấn thương cơ quan sinh dục. Những trường hợp này cần có sự can thiệp của y tế để 'giải phóng' chỗ xơ, cứng.

Vấn đề rối loạn cương dương, bạn có thể gặp cùng với bệnh 'vẹo dương vật' nhưng cũng có thể gặp do nhiều nguyên nhân khác (tâm lý, nội tiết, bệnh lý cơ quan sinh dục, các bệnh mạch máu, rối loạn chuyển hóa, tác dụng phụ của thuốc…). Vì thế chẩn đoán rối loạn cương dương không khó nhưng tìm nguyên nhân khó hơn nhiều, chỉ khi đó mới điều trị được.

Các dấu hiệu bạn mô tả khá mơ hồ, không rõ ràng, tôi chỉ có thể chia sẻ với bạn một số khả năng như vậy. Bạn tự kiểm tra lại cơ thể của mình, nếu thực sự có vấn đề bạn nên đến bác sĩ nam khoa để khám nhé. Bác sĩ thăm khám kỹ, cần thiết phải làm các xét nghiệm, cận lâm sàng mới chẩn đoán và tìm nguyên nhân cho bạn được. Nhớ đừng quá lo lắng, đừng cố 'bẻ' hoặc 'vặn vẹo' mà gây sang chấn, tổn thương 'cậu nhỏ'.

Theo PV/Đất Việt
Tin cùng chuyên mục
    Mới nhất