Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn gây tranh cãi khi yêu cầu học sinh phải lựa chọn giữa IQ và EQ
Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế vừa tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 năm học 2021-2022. Trong đó, câu hỏi nghị luận xã hội chiếm 8/20 điểm nhận nhiều ý kiến trái chiều khi yêu cầu học sinh phải chọn giữa IQ và EQ.
20/01/2022 10:39
Đề thi chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 THPT năm 2021-2022 môn Ngữ văn của Thừa Thiên Huế vừa được đưa ra thảo luận trên một diễn đàn văn học đã thu hút hàng nghìn bình luận của giáo viên và học sinh.
Theo thông tin trên đề, bài thi vừa được tổ chức vào ngày 18/1 vừa qua với thời lượng 180 phút cho 2 câu hỏi. Trong đó, câu hỏi nghị luận xã hội đầu tiên khiến nhiều học sinh phải vò đầu bứt tai vì quá khó lựa chọn. Cụ thể, nội dung của câu hỏi như sau:
'IQ là viết tắt tiếng Anh của Intelligence Quotient, hay được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy, phản xạ nhanh nhạy và ngược lại.
EQ là viết tắt tiếng Anh của Emotional Quotient, được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và xung quanh. Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ và cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó.
Nếu phải lựa chọn giữa IQ và EQ thì anh/chị sẽ chọn như thế nào? Vì sao?'.
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 12 ở Thừa Thiên Huế. Ảnh: Đàm Thị Mai.
Nhiều giáo viên và phụ huynh cho biết, đề thi yêu cầu học sinh lựa chọn giữa IQ và EQ khá hay, có tính phân hóa cao, bài làm sẽ tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi thí sinh. Ngay cả bản thân học sinh tham gia kỳ thi cũng cảm thấy thấy hào hứng khi làm bài. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng lựa chọn phương án nào bởi đây là 2 yếu tố cần có trong mỗi con người.
Nhận xét về đề thi, TS Diêu Lan Phương, Phó hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, giảng viên khoa Văn (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) trả lời trên Báo Dân Việt cho hay: Về lý thuyết, người ta chia ra 2 dạng chỉ số IQ và EQ để đánh giá điểm mạnh điểm yếu của mỗi người. Tuy vậy, thực tế hai chỉ số này không mâu thuẫn nhau, không thể tách bạch rõ ràng mà thường đan xen, bổ sung, thậm chí thống nhất và đều quan trọng như nhau. Cảm xúc hay đồng cảm cũng là một dạng trí tuệ và tư duy, sự nhanh nhạy cũng là một dạng trí tuệ.
Như vậy, nếu học sinh chọn EQ hay IQ và lý giải hợp lý thì đều có thể được. Cô cũng cho rằng với đề mở thế này nhiều học sinh sẽ lựa chọn cả hai thì cũng nên công nhận. Đề thi này có thể hay với người này nhưng lại không hay với người khác. Tuy nhiên, theo góc nhìn cá nhân của cô thì không nên đánh giá đề hay hay không hay, mà là đề có phù hợp hay không. Đây là một đề phù hợp với năng lực học sinh, dù nghe đến sự lựa chọn có vẻ không hợp lý lắm, nhưng học sinh hoàn toàn có thể phản biện.
Nhiều học sinh cũng đưa ra lập luận của mình về đề thi này.
Dưới bài đăng về đề thi nhiều học sinh cũng đưa ra quan điểm trái chiều. Một số bạn cho rằng nên lựa chọn IQ vì nếu bản thân mình không có EQ thì vẫn có thể làm được việc. Còn nếu có EQ mà không có IQ thì chẳng thể làm gì hết. Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng nên thiên về hướng EQ sẽ dễ làm hơn. Các bạn có thể so sánh con người với cuộc sống thế hệ số, robot rồi sau đó có thể phản biện lại.
Chia sẻ với báo Vietnamnet, nhà tâm lý, giáo dục học Nguyễn Minh Thành đặt câu hỏi 'Vấn đề của đề văn này là người đưa ra đề thi (và chấm) muốn đánh giá điều gì ở học sinh? Khả năng lập luận, hay (và cả) tính chính xác của thông tin khoa học?'.
Theo anh Thành, thực ra ngay chính trong đề này cũng chưa đảm bảo được độ chính xác về mặt khoa học của 2 thuật ngữ IQ và EQ. 'Để chia các "loại hình chỉ số Quotient" thì nhiều lắm, có IQ, EQ, CQ, AQ, SQ, GQ... Và các lý thuyết về "Đánh giá trí tuệ" cũng vô vàn, chứ không chỉ chung chung là IQ'.
Nhiều học sinh cũng cho rằng có thể lựa chọn kiểu 'hoa hậu' là chọn cả EQ và IQ.
Vì vậy, anh Thành cho rằng nếu xét đề văn này dưới góc độ học thuật về IQ và EQ thì... hơi kém. Đề văn này chỉ có thể thiên về đánh giá khả năng lập luận của học sinh thôi.
Được biết, đây cũng là kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia thường được tổ chức vào cuối học kỳ 1 hàng năm. Kỳ thi với mục đích động viên, khuyến khích người dạy và người học; cải tiến, quản lý và thúc đẩy chất lượng giáo dục; phát hiện bồi dưỡng nhân tài và chọn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia, quốc tế.
Năm nay, Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế có tất cả 98 trường tham gia với số thí sinh là 2.293. Môn Ngữ Văn được tổ chức thi vào sáng 18/1 và số thí sinh tham gia là 248.
Link báo gốc:
Copy link
https://nhipsong.vtc.vn/de-thi-hoc-sinh-gioi-ngu-van-gay-tranh-cai-khi-yeu-cau-hoc-sinh-phai-lua-chon-giua-iq-va-eq-av3015312.html
-
1Cả lớp chỉ có mình con trai không được giấy khen, người mẹ yêu cầu nhà trường giải thích liền bị kích luôn khỏi nhóm phụ huynh
-
214 học sinh và thầy giáo tử vong trong vụ xả súng kinh hoàng tại Mỹ
-
3Bé gái 9 tuổi luyện thi đại học, 10 tuổi thi đỗ nhưng sau khi tốt nghiệp mới nhận ra bi kịch oán trách bố mẹ
-
4Giặt cặp sách cho con trai, bà mẹ giật mình thấy ảnh một bé gái, biểu cảm của cậu bé sau đó khiến dân tình bật cười
-
5Hình ảnh học sinh với 3 chiếc cặp sách khác nhau, chiếc cặp cuối cùng khiến nhiều người rơi nước mắt
-
6Nhà trường xây dựng khuôn viên thành nông trại, cho học sinh trải nghiệm trồng trọt ngay tại trường
-
7Thêm 2 nữ sinh gửi đơn tố cáo phó hiệu trưởng sàm sỡ
-
8Vụ con Phó chủ tịch xã ngồi nhầm trường tại Quảng Bình: Không thể biện minh
-
9Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Chuẩn bị kỹ lưỡng để không bị động
-
10Dàn CEO startup được dân tình gọi tên vì vừa giỏi vừa đẹp trai
-
11Vừa bắt cậu bé nhường ghế xe buýt, người phụ nữ còn làm hành động khiến cả xe phẫn nộ, bé trai chỉ biết khóc thét
-
12Gần 43.000 thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 2 của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
-
13Sinh viên Công nghệ kỹ thuật ô tô trổ tài 'đua xe' ở sân chơi Racing HUTECH
-
14Sẽ bỏ yêu cầu giáo viên tiểu học, trung học cơ sở phải có trình độ thạc sĩ?
-
15'Hết hồn' trải nghiệm những môn học lạ tại Đại học FPT
-
16Thay vì tranh cãi tự chọn hay bắt buộc, môn Lịch sử cần sự thay đổi
-
17Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo lý giải việc giá sách giáo khoa mới tăng gấp 2-3 lần
-
18Giáo viên nói gì về việc học tập trên hệ thống trực tuyến (LMS)?
-
19Việt Nam giành 3 huy chương tại Olympic Vật lý châu Âu 2022
-
20Mẹ cấm con gái 12 tuổi đọc truyện tranh đam mỹ toàn cảnh 'đỏ mặt', hành động sau đó của con càng gây sốc nặng