Đề xuất bỏ tuyển sinh bằng xét học bạ, giảm học phí đại học
Cử tri tỉnh Thanh Hóa cho rằng việc xét tuyển đại học qua học bạ nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc làm đẹp “học bạ”.
13/02/2023 06:48

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ này đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi tới trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến.
Trong đó, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị nghiên cứu bỏ việc xét tuyển đại học qua học bạ, hiện nay đang nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc “làm đẹp” học bạ và “chạy điểm” của các nhà trường.
Hiện nay học phí đại học đang tăng theo hướng tính đúng, tính đủ (ảnh nguồn Đại học Quốc gia).
Cử tri cũng đề nghị quan tâm việc nhiều trường đại học, nhất là các ngành kỹ thuật, khối ngành y, dược tăng học phí rất cao, ảnh hưởng đến nguyện vọng và nhu cầu của nhiều gia đình và chưa phù hợp với mức thu nhập bình quân thực tế của người dân;
Cần điều chỉnh lộ trình thu học phí theo hướng tăng dần theo mức trần và quy định cụ thể về mặt thời gian để hoàn thành việc tăng học phí.
Về đề nghị nghiên cứu bỏ việc xét tuyển đại học qua học bạ, hiện nay đang nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc “làm đẹp” học bạ và “chạy điểm” của các nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho rằng khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học 2012;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018 quy định tổ chức tuyển sinh của các cơ sở đào tạo như sau: “Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.”
Như vậy, Luật Giáo dục đại học đã quy định các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh.
Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ GD&ĐT (Điều 6 quy định về phương thức tuyển sinh) đã cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục đại học.
Trong thông tư quy định về mặt nguyên tắc để đảm bảo công khai, minh bạch và bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo cũng đồng thời để các cơ sở giáo dục đại học thống nhất thực hiện trong việc tuyển sinh và quy định Bộ GD&ĐT chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế.
Dù điểm học bạ có được sử dụng cho việc xét tuyển đại học hay không thì trách nhiệm của các nhà trường phải có biện pháp bảo đảm tin cậy, công bằng, đánh giá đúng kết quả học tập của người học.
Về ý kiến nhiều trường đại học, nhất là các ngành kỹ thuật, khối ngành y, dược tăng học phí rất cao, ảnh hưởng đến nguyện vọng và nhu cầu của nhiều gia đình và chưa phù hợp với mức thu nhập bình quân thực tế của người dân;
Điều chỉnh lộ trình thu học phí theo hướng tăng dần theo mức trần và quy định cụ thể về mặt thời gian để hoàn thành việc tăng học phí, Bộ GD&ĐT cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập;
Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo để áp dụng từ năm học 2021 - 2022.
Theo đó mức học phí của các cơ sở giáo dục đại học công lập năm học 2021-2022 giữ ổn định, không tăng so với năm học 2020 - 2021 để chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh và người dân do ảnh hưởng của dịch Covid.
Từ năm học 2022 - 2023, mức trần học phí điều chỉnh căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước và các chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm, dự kiến đến năm 2025 tính đủ chi phí đào tạo.
Thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 08/6/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022 và ý kiến của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ GDĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 20/12/2022 về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 - 2023.
Theo đó giữ ổn định mức học phí năm học 2022 - 2023 của các cơ sở giáo dục công lập bằng mức học phí năm học 2021 - 2022 để góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ học sinh và gia đình phụ huynh giảm bớt gánh nặng, ổn định đời sống.
Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định điều lệ trường phổ thông. 5 Công văn số 4096/BGDĐT-CNTT ngày 31/8/2022 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, CĐS và thống kê giáo dục năm học 2022 - 2023.
Link báo gốc:
Copy link
https://www.congluan.vn/de-xuat-bo-tuyen-sinh-bang-xet-hoc-ba-giam-hoc-phi-dai-hoc-post234936.html
-
1Vụ cô giáo bị học sinh quây ở Tuyên Quang: Không có việc trò ném dép, đánh cô ngất xỉu
-
2Xác định nguyên nhân khiến nhiều nam sinh dồn nữ giáo viên vào góc lớp
-
3Công an TP Hồ Chí Minh vào cuộc vụ dùng bằng tiến sĩ giả lừa gần 10 trường ĐH, CĐ
-
4Chủ tịch xã lên tiếng vụ cô giáo bị học sinh ném dép vào mặt
-
5Đề nghị điều tra việc xuyên tạc về quyết định phê duyệt sách tiếng Trung
-
6Nam học sinh lớp 7 đâm bạn nữ rồi định nhảy lầu
-
7Xuất hiện clip cô giáo cầm dép đuổi đánh học sinh
-
8Tuyên Quang: Cô giáo bị nhiều học sinh nhốt trong lớp, ném dép vào người
-
9Thông tin bất ngờ về hình ảnh 'học sinh lớp 6 ngồi ghế giáo viên'
-
10Giáo viên bị học sinh hành hung là 'rất nghiêm trọng, không thể chấp nhận được'
-
11Vừa khỏi bệnh đã bị ép làm bài tập, bé trai gọi cảnh sát
-
12An Giang: Hàng chục học sinh bị ngộ độc sau khi ăn kẹo mua từ bạn cùng trường
-
13Vụ cô giáo bị học sinh ném dép vào mặt: Bộ GD-ĐT vào cuộc
-
14Cô giáo bị học sinh ném dép: Thách thức lớn của ngành giáo dục
-
15Lý do nhiều hiệu trưởng, hiệu phó ở Quảng Bình bị buộc thôi việc hoặc kỷ luật
-
16Kiểm điểm trách nhiệm Hiệu trưởng, Chủ tịch hội đồng Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh
-
17Lại tranh cãi về quy chế sinh viên bán dâm đến lần thứ 4 mới buộc thôi học
-
18Ngán ngẩm với ngoại khóa tự nguyện
-
19Tặng Bằng khen cho thầy giáo Lê Ngọc Thùy dũng cảm cứu người
-
20Hà Nội: Học sinh thuộc hộ cận nghèo sẽ không phải đóng học phí