'Không tăng học phí để giảm gánh nặng cho người dân có con em đi học'
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện lại dự thảo Nghị định 81 theo hướng không tăng học phí để trình Chính phủ.
06/08/2023 18:12

Ảnh minh họa. Ảnh: HNMO.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 diễn ra vào chiều 5/8, phóng viên đặt câu hỏi: Theo kết luận của Chính phủ thì Bộ GD&ĐT phải điều chỉnh Nghị định 81 về học phí theo hướng không tăng học phí năm học mới 2023-2024. Hiện nay các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học tự chủ đang than khó. Phóng viên đề nghị Bộ GD&ĐT nêu quan điểm trước vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nêu rõ, liên quan đến học phí, vì mục tiêu của Chính phủ là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân nên không tăng học phí để giảm gánh nặng cho người dân có con em đi học.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo này, Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện lại dự thảo Nghị định, xin ý kiến các bộ ngành… trình Chính phủ. Đây cũng sẽ là thách thức lớn cho ngành giáo dục để thực hiện tốt nhiệm vụ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn
Nhìn tổng thể về tài chính giáo dục nói chung, tài chính đại học nói riêng, học phí chỉ là một nguồn (với GDĐH là nguồn chính hiện nay) và chính sách học phí cũng chỉ là một trong nhiều chính sách liên quan.
Nhìn xa hơn, dù học phí được giữ nguyên hay có điều chỉnh, thì tổng nguồn lực dành cho giáo dục (bao gồm cả tài chính, đội ngũ, cơ sở vật chất..) nếu như không tăng được thì cũng cần được giữ vững, ở đây có vai trò điều tiết của Nhà nước.
Đối với giáo dục phổ thông có tính chất phúc lợi, an sinh xã hội, chủ yếu do Nhà nước bảo đảm kinh phí nên đề nghị các địa phương quan tâm để bảo đảm ngân sách, giữ ổn định đời sống để giáo viên yên tâm công tác và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện đổi mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, khắc phục việc giáo viên bỏ việc.
Đối với giáo dục đại học có sứ mạng thực hiện một trong 3 đột phá chiến lược, nhân lực phát triển bền vững, lĩnh vực chịu tác động rất lớn của dịch bệnh và không tăng học phí 3 năm qua.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh đây là 1 chiếc kiềng 3 chân: Cơ chế tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học (Nghị định 60), Chính sách học phí (Nghị định 81), Chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên.
Chính phủ đã có những giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, do vậy Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành đề xuất giải pháp hỗ trợ để các trường (nhất là các trường tự bảo đảm chi thường xuyên) bù phần thâm hụt, khắc phục khó khăn để duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, thực hiện tốt sứ mạng…
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81 về cơ chế thu, quản lý học phí công lập.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, thống nhất với các Bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và không tăng học phí năm học 2023 - 2024; trình Chính phủ trước ngày 08/8/2023.
Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 81/2021/NĐ-CP theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2023.
Xét tuyển đại học 2023 diễn ra thuận lợi, 'khó khăn hầu như không có'
Chia sẻ thêm về khó khăn cũng như thuận lợi đối với việc xét tuyển đại học năm 2023, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định, năm nay, việc tổ chức đăng ký xét tuyển vào đại học có một số điểm mới trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn đã rút kinh nghiệm từ năm 2022.
Theo đó, năm 2022 Bộ GD&ĐT đã tiến hành một số đổi mới, quy chế mới, trong đó có việc tập trung các phương thức xét tuyển trên cùng hệ thống cho thí sinh thực hiện tất cả các quy trình trong tuyển sinh, từ việc đăng ký nguyện vọng tới nộp lệ phí, xác nhận nhập học, tất cả được thực hiện trực tuyến.
'Mặc dù có một số khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng cơ bản là đạt được thành công, được các thí sinh, các trường đại học và cả xã hội đánh giá cao' - ông Sơn cho biết và nêu thêm rằng, năm nay Bộ GD&ĐT không điều chỉnh quy chế tuyển sinh mà chỉ sửa đổi một số phần kỹ thuật để hỗ trợ tốt hơn cho thí sinh.
Ngoài ra, thực hiện chủ trương chuyển đổi số, năm 2023 là năm Bộ GD&ĐT tích hợp vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh các nguồn dữ liệu phục vụ xét tuyển từ kết quả thi THPT đến kết quả học tập THPT, học bạ, dữ liệu thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường đại học, 2 Đại học Quốc gia, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm, các trường năng khiếu... tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh xét tuyển vào các trường đại học.
Việc xác nhận kết quả thi, điều kiện ưu tiên, đối tượng ưu tiên năm nay cũng dựa trên dữ liệu kết nối với Dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an. Thí sinh năm nay không phải đi xin các xác nhận của các địa phương mà các em có thể xem trực tiếp trên đó và các địa phương cũng sẽ duyệt các khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên trên đó.
Điểm mới quan trọng nhất là năm nay, thí sinh không phải lựa chọn phương thức xét tuyển.
'Điểm này năm ngoái có một số khó khăn là các em nhầm lẫn khi chọn 1 ngành mà trường đưa ra nhiều phương thức xét tuyển khác nhau hay nhiều tổ hợp xét tuyển. Năm nay Bộ đã nghe ý kiến và để các em chỉ chọn ngành, chọn trường' - ông Sơn cho biết.
Điểm mới tiếp theo là năm nay Bộ cũng phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các kênh thanh toán, các ngân hàng để rà soát hệ thống, chuẩn bị kênh thanh toán lệ phí trực tuyến. Cho đến nay các kênh thanh toán này hoạt động thông suốt, không gặp vấn đề gì cả. Đến 15h chiều hôm nay là 91% hoàn thành lệ phí. Mọi thứ đều thông suốt, không bị gặp lỗi như năm 2022.
'Đó là các điểm mới cơ bản, còn khó khăn thì hầu như không có. Chủ yếu là công việc nhiều vì chúng ta dành phần thuận lợi cho thí sinh, dành phần khó khăn về phía các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là việc chuyển vào phần mềm trên Hệ thống chuyển đổi số sẽ mất nhiều công sức để nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm. Mặc dù cố gắng nỗ lực rất nhiều, nhưng năm nào cũng thế, điểm mới là so sánh năm nay với năm ngoái, còn với thí sinh thì tất cả đều mới cả. Vì 1 triệu thí sinh năm nay đều là mới và vẫn còn một số em sai sót không hoàn thiện được quá trình đăng ký. Việc đăng ký nguyện vọng là rất quan trọng và buộc các em phải thực hiện rất cẩn thận vì gắn với quyền lợi của các em. Cũng còn một số em chưa hoàn thiện quá trình đăng ký thì chúng tôi đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ' - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ và khẳng định cho đến nay mọi thứ diễn ra thuận lợi.
Trong những ngày tới, Bộ sẽ cập nhật dữ liệu để các trường cùng với Bộ tổ chức xét tuyển, công bố kết quả, chậm nhất là 22/8.
Link báo gốc:
Copy link
https://vtv.vn/giao-duc/khong-tang-hoc-phi-de-giam-ganh-nang-cho-nguoi-dan-co-con-em-di-hoc-20230805224217323.htm
-
1HUTECH tổ chức loạt sự kiện ấn tượng chào đón tuổi 30
-
2Phụ huynh có thể giám sát quản lý dạy thêm qua phần mềm
-
3TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh nói gì về việc dạy 2 buổi/ngày?
-
4Hà Nội: 70 trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10
-
5Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước nhưng cũng phải nhanh chóng
-
6Phát huy nội lực bản thân
-
7Bộ GDĐT cảnh báo thông tin giả mạo về chương trình học bổng tiếng Anh
-
8Học sinh mong các trường đại học sớm công bố phương án tuyển sinh
-
9Đà Nẵng lại xuất hiện hình ảnh 'bữa ăn bán trú lèo tèo'
-
10Con đánh, xúc phạm bạn, phụ huynh vẫn nghĩ 'con tôi ở nhà ngoan lắm'
-
11Những nét vẽ xanh chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
12Hôm nay (15/4), mở cổng đăng ký thử dự thi tốt nghiệp THPT 2025
-
13Hơn 1.200 học sinh tỉnh Khánh Hòa được thông tin về tình hình biển, đảo
-
14Rõ trách nhiệm, quyền hạn trong thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT 2025
-
15Thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2025: Cao nhất 1.060 điểm, thấp nhất 40 điểm.
-
166 điểm đăng ký thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh Hà Nội học chương trình cũ
-
17Trường ĐH ở Anh quốc tuyển sinh với học bổng 40%
-
18Ngày 16-4, ĐHQG TP HCM công bố điểm đi đánh giá năng lực đợt 1
-
19Thời khóa biểu tiểu học: Không bắt buộc sáng 4 tiết, chiều 3 tiết
-
20Học sinh TP HCM thích trú trải nghiệm những 'open tour' đặc biệt
- Bắt giữ người đàn ông bị tố cáo xâm hại tình dục nữ bệnh nhân ở Hà Nam
- Mua ma túy về sử dụng, hai đối tượng lĩnh án
- Cơ quan CSĐT Bộ Công an truy nã Nguyễn Hoàng Sa về tội 'Buôn lậu'
- Thủ đoạn của nhóm tự xưng 'lợn rừng' bảo kê xây dựng ở Hà Nội
- Hà Nội yêu cầu hoàn thành bệnh án điện tử trước 30/9
- Bắt giữ cặp vợ chồng cùng hành nghề trộm cắp ở Thái Bình
- 7 người bị sét đánh thương vong khi đang trú mưa
- Bị xe đầu kéo cuốn vào gầm, nữ sinh lớp 11 tử vong thương tâm
- Người dân Bình Thuận tóm gọn tên cướp táo tợn
- Tìm thấy 2 thi thể nạn nhân bị nước cuốn trôi ở Lai Châu
- Bắt đối tượng xâm hại nữ bệnh nhân khi đi khám bệnh
- Bắt đối tượng lừa đảo để chiếm đoạt tài sản
- BTV Quang Minh viết tâm thư nhận lỗi về ồn ào quảng cáo sữa
- BTV Quang Minh viết tâm thư nhận lỗi về ồn ào quảng cáo sữa
- Bắt khẩn cấp bác sĩ bị tố xâm hại nữ bệnh nhân
- Quảng Bình và Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời ký kết bản ghi nhớ hợp tác
- Tạm giữ đối tượng cho vay lãi nặng lên đến 360%/năm ở Bình Thuận
- Nhóm thanh niên ở Hải Phòng ném vỏ chai vào người đi đường
- Tuyển futsal Việt Nam khiến đội tốp 7 thế giới Kazakhstan vuột chiến thắng
- Bắt thêm nhiều đối tượng trong ổ nhóm 'lợn rừng' ở Hà Nội
- Sặc cười 8 phát minh lạ lùng, khó hiểu nhất của người xưa
- Mâu thuẫn trong lúc uống rượu, chồng đánh vợ tử vong
- Quyền Linh ăn uống đơn giản, hỗ trợ con mua xe gần 9 tỷ
- Nữ MC hot nhất làng game xuất hiện với giao diện 'cực chiến'
- Chủ tịch UBND TP HCM: Chấn chỉnh, làm sạch lòng đường, vỉa hè trước đại lễ 30-4
- Công an Cà Mau làm rõ vụ tung tin 'bắt cóc' ở Cái Nước
- Người đàn ông lãnh án 10 năm tù vì chém bạn nhậu suýt chết
- Ngỡ ngàng nhà cũ tối tăm 'lột xác thần kỳ' ở Bình Thuận
- Trên tay smartphone gập độc dị nhất thế giới, chỉ Huawei làm được
- Hot girl Tuyên Quang diện bikini khoe làn da 'trắng phát sáng'
- Bé gái 2 tuổi bị ôtô tông tử vong tại trạm dừng chân cao tốc TPHCM - Trung Lương
- Quyền Linh lên tiếng trước nghi vấn quảng cáo sữa giả
- Cánh báo đợt nắng nóng kéo dài nhiều ngày tới
- Gả cho Lưu Bị, em gái Tôn Quyền cả đời không có con
- Ngã ngửa trước loạt điều 'độc nhất vô nhị' ở Châu Âu
- BTV Thu Hà vô tình cho chồng uống sữa giả sau phẫu thuật não
- Hot girl Thái khiến netizen 'hoảng hồn' với cách trang điểm độc lạ
- Kim Soo Hyun có hành động pháp lý với những người phát tán tin đồn ác ý và bạo lực mạng
- Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo 'nổ'
- TP HCM họp bàn công tác phối hợp với Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu về sáp nhập
- Đem xăng đốt nhà anh vợ vì nghi ngờ bị ngăn cản tình cảm
- Đột kích sới bạc giữa rừng tre ở Lâm Đồng, bắt 36 đối tượng
- Mâu thuẫn trên bàn rượu, nam thanh niên đâm bạn nhậu trọng thương
- 5 bị cáo lĩnh án vì mua bán trái phép chất ma túy
- Dự báo nắng nóng diện rộng ở nhiều địa phương
- Bắt đôi nam nữ thu giữ hơn 1000 viên ma túy
- Ca sĩ Đinh Lan Hương kể lại khoảnh khắc hát đầy hoài niệm ở Dạ hội cựu sinh viên Hà Nội
- Cận cảnh tòa nhà 4 tầng chễm chệ trên đất trồng lúa ở Kiên Giang
- Phát hiện thi thể trẻ sơ sinh còn nguyên dây rốn trước cổng chùa
- Chủ quan, bất cẩn khi đỗ xe ăn cơm gây tai nạn chết người