Ông Ren Zhongquan, 52 tuổi, đến từ Hợp Giang, Lô Châu, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cách đây hơn 1 năm, khi tới Hạ Môn làm việc ông đã hứa với người con sắp thi vào cấp 3 rằng: 'Con học hành chăm ngoan, nghe lời thầy cô, bố sẽ đạp xe từ Hạ Môn về để cổ vũ con thi cấp 3'. Khi ấy, cậu bé mặc dù rất vui nhưng cũng cho rằng đó chỉ là lời nói đùa của bố.
Tuy nhiên, vào ngày 14/4 vừa qua, ông Ren Zhongquan đã thực hiện lời hứa của mình. Ông vốn bị suy giảm thị lực cả hai mắt do bệnh tật từ nhỏ. Vì thế, người đàn ông chỉ có thể nhìn được trong cự ly gần 3m đổ lại.
Vợ ông làm việc trong một nhà máy giày, còn ông Ren Zhongquan làm công nhân ở công trường xây dựng tại Hạ Môn. Trùng hợp, vào đầu năm nay, một người hàng xóm của chủ nhà nơi ông làm việc đã thu dọn một chiếc xe đạp để bán làm phế liệu. Người cha này ngay lập tức mua nó và thay thế một số phụ tùng để chuẩn bị thực hiện lời hứa với con trai.
Người cha bất chấp việc mắt bị suy giảm thị lực vẫn quyết tâm thực hiện lời hứa với con
Có phương tiện đi lại, Ren Zhongquan bắt đầu lên kế hoạch khởi hành. Chia sẻ về hành trình của mình, người cha cho biết: 'Tôi mua một cái lều hết 151 tệ, phụ tùng xe đạp, xăm xe, máy bơm 300 tệ, tôi cũng chuẩn bị áo phản quang, đèn pin và dụng cụ tự vệ'.
Trước khi đi, vợ của ông Ren Zhongquan không đồng ý. Bà cho rằng đường dài như vậy mà sức khỏe không tốt, nếu gặp tai nạn trên đường thì gia đình không hay biết. Nhưng ông Ren Zhongquan một mực khẳng định: 'Con trai vừa qua thời kỳ nổi loạn, bây giờ đã lý trí và vững vàng hơn. Nếu không thực hiện lời hứa, con trai sẽ chỉ nhớ rằng cha nó chỉ biết nói dối mà thôi'.
Vào ngày 14/4, Ren Zhongquan đã một mình đạp xe và lên đường. Ông xuất phát từ Hạ Môn, kế hoạch ban đầu là đi từ Yết Dương, Quảng Đông, đến Quảng Tây, Quý Châu, rồi quay lại Tứ Xuyên. Nhưng do tình hình kiểm soát dịch bệnh ở một số nơi, người cha đã phải lên kế hoạch lại, từ Cám Châu, Giang Tây đến Chu Châu, Lâu Để, Hồ Nam và đi vào Đồng Nhân, Tây Thủy, Quý Châu, cuối cùng đến Hà Giang, Lô Châu, Tứ Xuyên.
Bên cạnh việc đạp xe, ông cũng phải đi bộ qua một số cung đường khó đi.
Chiếc xe mà người cha sử dụng đã cũ, được thay thế một số phụ tùng
Người cha cũng đã ghi lại hành trình hàng ngày của mình trên nền tảng video ngắn. Những đoạn video của ông nhanh chóng thu hút sự chú ý lớn từ cư dân mạng. Không ít người thân và bạn bè của ông Ren Zhongquan cũng vô cùng ngạc nhiên hỏi: 'Anh đi xe về thật à?', 'Không, anh đi xe này về, tôi hơi nghi ngờ'... Một số người còn dặn dò cẩn thận và chúc người cha hoàn thành thử thách thành công.
Trong quá trình di chuyển, ông Ren Zhongquan sử dụng nước và lương khô để tiết kiệm thời gian. Ở Phúc Kiến và Quảng Đông, trời rất nắng nóng, hầu như ngày nào cũng trên 30 độ, vào đến Hồ Nam, nhiệt độ chỉ hơn 20 độ. Ở Quý Châu, nhiệt độ lạnh nhất chỉ là 12 độ, trong khi ông Ren Zhongquan chỉ mang theo hai bộ áo tay ngắn và một bộ quần áo mùa thu.
Con đường mà ông nhớ nhất khi là đường núi ở Giang Tây, toàn bộ hành trình kéo dài 7 tiếng đồng hồ, Ren Zhongquan không gặp bất kì chiếc xe hay một người nào. Một bên là vách núi, một bên là suối, chỉ nghe thấy tiếng nước chảy.
Tại huyện Thạch Thiên, Đồng Nhân, Qúy Châu, người đàn ông phải đi bộ dưới trời mưa phùn khiến quần áo ướt đẫm, lạnh run cả người.
Trên đường đi, ông trú mưa dưới mái hiên của trang trại tại một ngôi làng nhỏ, chỉ có một ông già ở nhà. Ông lão còn dọn một chiếc ghế đẩu cho Ren Zhongquan. Thế nhưng càng ngồi, trời càng lạnh, người cha nghĩ ở đây tránh mưa cũng không phải cách hay, Ren Zhongquan lo lắng thân nhiệt đã giảm quá nhiều nên quyết định tiếp tục đẩy xe về phía trước.
Qua núi, trời lại sương mù, tầm nhìn xa còn chưa tới 1,5m. May mắn thay, Ren Zhongquan đã mang theo 2 bộ áo phản quang.
Người cha quay lại hành trình di chuyển của mình và được rất nhiều người quan tâm
Điều khiến Ren Zhongquan cảm động nhất là ông được chăm sóc tại điểm thẻ quản lý phòng chống dịch. Năm ngoái, một cộng đồng ở Hạ Môn nơi ông Ren Zhongquan sinh sống đã phải hứng chịu dịch bệnh địa phương. Ông đã chủ động tham gia công việc tình nguyện trong 32 ngày, thường trực từ 7h30 sáng đến 3h30 chiều, và đôi khi tuần tra vào ban đêm.
Người đàn ông cho biết trên đường về quê bằng xe đạp, khi ông quét mã tại trạm kiểm soát để đăng ký và hiển thị kết quả xét nghiệm, nhân viên đã nhìn thấy kinh nghiệm tình nguyện ông. Cả hai bên đều cảm thấy rất đồng cảm. Nhân viên mời ông nghỉ ngơi tại đây đồng thời mang nước và đồ ăn cho ông.
Ren Zhongquan được đội tình nguyện phòng chống dịch giúp đỡ nhiệt tình
Trên đường đi, có những lúc rất nguy hiểm: 'Đi qua Tây Thủy, Quý Châu, trên Quốc lộ 208, bạn có thể nhìn thấy những hố được hình thành do đá rơi lăn xuống đất văng khắp nơi, một số mới được sửa chữa. Vách đá cao hàng chục mét, hàng trăm mét'. Người cha 52 tuổi cho biết cả 28km ông đi qua đều ở trong tình trạng đường xá như vậy khiến ông không dám dừng lại chụp ảnh.
Những ngày trời nắng, ông sẽ dựng lều và ngủ ngoài trời còn trời mưa thì sẽ ở trong nhà nghỉ. Ngày dài nhất, người đàn ông đi tới 112km, ngày ngắn nhất trên cũng 35km đường núi.
Theo như dự kiến ban đầu ông sẽ phải đi con đường là 2.340km, nhưng kết quả là 2.520km, kéo dài 38 ngày, trong đó có 33 ngày đi xe và 5 ngày nghỉ ngơi. Vào ngày 21/5, ông Ren Zhongquan cuối cùng đã trở về huyện Hợp Giang, Lô Châu, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Người con trai đã rất ngạc nhiên khi thấy bố mình thực sự xuất hiện. Nói về con trai mình, giọng điệu của Ren Zhongquan đầy hối hận và tội lỗi. Bởi trước đây cả hai vợ chồng ông đều đi làm ăn xa, cậu bé phải ở nhà với ông bà, ít nhận được sự quan tâm của bố mẹ.
Lần này, kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông sắp diễn ra, giáo viên nhờ phụ huynh giúp con chọn trường. Sau đó người cha mới nhận ra rằng ông biết rất ít về điểm số, sở trường và sở thích của con trai mình. Hai cha con có chút xa lạ, nhất là con trai đang trong thời kỳ nổi loạn, càng ít giao tiếp với cha mẹ.
Lần này, nhìn thấy bố thực sự thực hiện được lời hứa và trở về bằng xe đạp, cậu con trai không nói nhiều mà lập tức giúp bố dọn dẹp phòng. 'Sáng chủ nhật, con trai tôi và các bạn cùng lớp đi chợ mua đồ dùng sinh hoạt cho tôi, buổi chiều lại đi học.
Đi xe về nhà an toàn là thử thách lớn nhất để tôi vượt lên chính mình. Đối với con trai, tôi hy vọng đó là nguồn động viên để con kiên trì và không bỏ cuộc' - người cha nói rằng ngay cả khi con trai mình trượt bài kiểm tra lần này thì 'tôi chỉ hy vọng (bằng cách thực hiện lời hứa của mình) nó có thể được khích lệ'.
Ren Zhongquan và cậu con trai của mình
Từ ngày 13-16/6, con trai út của Ren Zhongquan sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh trung học. Ông nói rằng sau kỳ thi sẽ rủ con đến Hạ Môn chơi. Ông cũng cho biết bản thân mình đã mất mát rất nhiều vì suy giảm thị lực và luôn hy vọng con trai có thể học tập chăm chỉ để sau này có tương lai tươi sáng hơn ông.