Trường Tiểu học cho học sinh ra chuồng vịt học trải nghiệm để trân trọng giá trị của lao động
Mới đây, một trường Tiểu học ở Trung Quốc gây bão khi cho học sinh ra chuồng vịt để học. Hoạt động này nhằm mục đích khiến trẻ trân trọng hơn giá trị của lao động.
18/05/2022 17:39
Với việc xã hội phát triển như hiện nay, hầu hết các gia đình đều nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện. Chính vì thế, trẻ em hiện nay thường được bố mẹ coi như bảo bối. Ngoài việc học ra thì ít phải lao động chân tay. Điều này khiến một bộ phận học sinh không nhận biết được giá trị của lao động, nhất là các học sinh thành phố.
Chính vì thế, thời gian gần đây, Bộ giáo dục Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách đưa việc giảng dạy lao động vào chương trình học từ cấp tiểu học. Thậm chí học sinh còn được học nấu ăn, làm việc nhà, trồng cây, sửa chữa đồ gia dụng,... Nhiều trường tiểu học đã bắt đầu áp dụng các khóa học này khiến netizen vô cùng thích thú.
Học sinh sẽ được quan sát cận cảnh quá trình sinh sống của vịt cũng như thu hoạch trứng vịt.
Điển hình vào ngày 16/5 vừa qua, một trường Tiểu học ở thị trấn Zhuting, huyện Lộc Khẩu, Trung Quốc đã triển khai lớp học thực hành giáo dục lao động trong các trường học ở nông thôn.
Khóa học này được chia thành hai phần, được phát triển cho học sinh cấp một và cấp hai. Đầu tiên là thực hiện các khóa học trải nghiệm ngoài trời. Dưới sự dẫn dắt của giáo viên, các em học sinh phải đến chuồng vịt của nhà nông dân Xiao Xiping từ sáng sớm để quan sát cận cảnh cuộc sống của đàn vịt. Sau đó, học sinh sẽ được trải nghiệm cho vịt ăn, nhặt trứng vịt và tận hưởng niềm vui thu hoạch.
Xiao Xiping, người nông dân là chủ của chuồng vịt đã giải thích cặn kẽ về tập quán sống của vịt và những lưu ý trong quá trình chăn nuôi cho học sinh. Đồng thời ông cũng giới thiệu giá trị kinh tế mà vịt mang lại. Ngoài việc làm thức ăn thì chúng còn có giá trị dược liệu, trứng vịt cũng đem lại giá trị kinh tế cao.
Các hoạt động trải nghiệm này nhằm giúp học sinh hiểu thêm về giá trị của lao động.
Sau đó, là các khóa học hỏi đáp trong khuôn viên trường. Trong quá trình lao động, giáo viên sẽ trao đổi thêm với học sinh tại sao lông vịt không bị ướt, tại sao chân vịt như cái quạt, tại sao miệng lại bẹt và những câu hỏi khác mà học sinh tò mò.
Sau buổi học, Yan Ruixuan, một học sinh của lớp cho biết: 'Tiết học lao động của trường rất thú vị. Nhờ đó mà em biết được Vịt có rất nhiều bí mật nên sau này em sẽ quan sát kỹ những thứ xung quanh mình hơn'.
Để tăng cường giáo dục lao động cho học sinh, nhà trường còn lồng ghép việc phát triển thói quen lao động và chất lượng lao động vào chương trình giảng dạy lao động học đường theo quy luật tăng trưởng và đặc điểm của học sinh trong các giai đoạn học khác nhau. Từ đó thiết lập một cách khoa học các phương tiện giáo dục lao động trong khuôn viên trường và đổi mới các mô hình giáo dục lao động. Bằng cách xây dựng danh mục nhiệm vụ lao động học kỳ và thực hiện các hoạt động giáo dục theo chủ đề phong phú, học sinh có thể hình thành thói quen lao động tốt, để các em thực sự say mê lao động.
Hoạt động này khiến nhiều cư dân mạng thích thú và ủng hộ. Nó vừa có thể giúp học sinh trải nghiệm thực tế vừa đổi mới phương pháp giáo dục khiến các tiết học trở nên thú vị hơn. Học sinh cũng sẽ không phải chịu kiểu 'giáo dục trong lồng kính' như trước đây nữa. Hiện hoạt động giáo dục này đang được nhiều trường học ở Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện.
Link báo gốc:
Copy link
https://nhipsong.vtc.vn/truong-tieu-hoc-cho-hoc-sinh-ra-chuong-vit-hoc-trai-nghiem-de-tran-trong-gia-tri-cua-lao-dong-av3072195.html
-
1Thi tốt nghiệp THPT 2022: Lập phương án vận chuyển đề thi bằng cano
-
2Trạm yêu thương: Thầy giáo 8X đi xe lăn truyền cảm hứng cho các em nhỏ
-
3Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Tăng cường các giải pháp chống gian lận
-
4Áp lực tuyển sinh đầu cấp ở TP Hồ Chí Minh
-
5TP.HCM yêu cầu trường học không được ép buộc phụ huynh mua sách tham khảo
-
6Quận 1- TP HCM công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp
-
7Bé trai 3 tuổi bị rơi từ tầng 5 chung cư may mắn thoát nạn, camera giám sát tiết lộ chi tiết gây sốc về hung thủ
-
8TP HCM đặt hàng Đại học Quốc gia TP HCM đào tạo nhân lực cao
-
9'Nước rút' trước kỳ thi tốt nghiệp: Cẩn trọng luyện đề trên mạng
-
10Không để sơ suất nhỏ gây hậu quả lớn tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
-
11Thi tốt nghiệp THPT 2022: 4 điều thí sinh cần đặc biệt LƯU Ý để tránh bị kỷ luật tại phòng thi
-
12Cháu gái là "học bá" bất ngờ trượt đại học, ông nội nằng nặc xin phúc khảo: Nhìn tờ giấy thi, ông bật khóc ngay tại chỗ
-
13Nam sinh bị điều tra vì 2 lần thi đỗ đại học danh tiếng vẫn từ chối nhập học
-
14Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022: Các địa phương sẵn sàng trước giờ 'G'
-
15Thầy giáo tự chế tạo xe năng lượng mặt trời: 'Tôi đã có thể trở thành Elon Musk của Ấn Độ'
-
16Con trai bị đuổi học, người mẹ vừa khóc vừa quỳ trước cổng trường, thái độ của người con mới bất ngờ
-
17Lớp học 'chơi lớn': Mang nguyên chiếc xe máy lên tầng 2 làm lễ bàn giao cho thầy chủ nhiệm
-
18Loay hoay giảm ‘gánh nặng’ sách giáo khoa
-
19Cổ và ngực bé trai 6 tuổi biến dạng vẹo lệch, đối diện nhiều nguy cơ, không thể ngồi vào bàn học
-
20Xót xa nam sinh để lại thư tuyệt mệnh, dằn vặt chuyện nợ môn