Tuyển sinh đại học 2023: Các trường, ngành tuyển sinh kém sẽ thế nào?
Hệ quả từ việc đua nhau thành lập trường, mở ngành đào tạo mới thời gian qua khiến nhiều trường, nhiều ngành khó khăn trong tuyển sinh, thậm chí buộc phải “đóng cửa” vì không có người học.
01/12/2022 15:36

Với các trường, ngành đào tạo tuyển sinh kém, Bộ GDĐT có giải pháp gì để nâng cao chất lượng đào tạo trong mùa tuyển sinh tới đây?
Nhiều trường, ngành đào tạo khó khăn tuyển sinh
Thông tin về công tác tuyển sinh đại học năm 2023, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) cho hay, về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các trường và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển.
Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2022, dù đạt nhiều kết quả khả quan nhưng trên thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, thí sinh chọn nhầm phương thức xét tuyển là nhiều nhất. Việc này do một số trường đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển.
Bộ GD&ĐT thống kê 20 phương thức xét tuyển trong mùa tuyển sinh năm 2022.
Theo thống kê của Bộ GDĐT, mùa tuyển sinh 2022 ghi nhận hơn 20 phương thức xét tuyển đại học. Trong đó, nhiều phương thức không hiệu quả, thậm chí gây mất công bằng.
Để khắc phục hạn chế trên, Bộ GDĐT cho biết, Bộ đang đề nghị các trường đại học xem xét giảm phương thức tuyển sinh, theo hướng ít tác động đến thí sinh.
Năm 2023 dự kiến thí sinh chỉ chọn ngành không phải chọn phương thức. Hệ thống chung sẽ lọc tự động và gợi ý phương thức phù hợp, đạt điều kiện tốt nhất cho thí sinh, tránh việc phải lựa chọn nhiều cách xét tuyển.
Đồng thời, Bộ GDĐT sẽ hướng dẫn các trường rà soát, loại bỏ phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Thống kê số liệu tuyển sinh 3 năm gần đây của Bộ GDĐT cho thấy phần lớn cơ sở đào tạo đã tuyển được số lượng đạt tỉ lệ cao so với chỉ tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số cơ sở đào tạo, ngành đào tạo tuyển sinh khó khăn.
Thực tế tại mùa tuyển sinh năm cho thấy, trừ một số trường hợp ngoại lệ, phần lớn cơ sở đào tạo tuyển kém trong đợt 1 cũng tuyển sinh kém trong 2 năm gần đây.
Đại diện Bộ GDĐT cho biết, trong 3 năm liền, 4 lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học và sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất.
Bộ GDĐT nhìn nhận, hầu hết cơ sở đào tạo tuyển sinh kém là những cơ sở đào tạo chưa khẳng định được uy tín, thương hiệu hoặc không có lợi thế về địa điểm và lĩnh vực đào tạo. Hầu hết ngành tuyển sinh kém là những ngành hẹp, ngành mới đào tạo thí điểm hoặc một số ngành truyền thống nhưng thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
Bộ GDĐT cũng phân tích nhiều nguyên nhân dẫn tới một số trường khó khăn trong tuyển sinh, trong đó có nguyên nhân từ việc nôn nóng mở ngành mới khi chưa phân tích, dự báo tốt yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của người học dẫn tới thất bại trong tuyển sinh các ngành mới.
Hoàn thiện quy định về danh mục ngành, mở ngành
Thời gian qua, việc mở trường đại học, mở ngành đào tạo ồ ạt kéo theo đó là chất lượng đào tạo không tương xứng. Đã có thời điểm, giáo dục đại học phát triển nóng về số lượng, trung bình cứ gần hai tuần, cả nước lại có một trường đại học, cao đẳng ra đời. Đó là giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2009 với 312 trường đại học, cao đẳng được thành lập.
Bên cạnh đó, nhiều năm trở lại đây, các trường đại học hướng tới đào tạo đa ngành. Với xu hướng phát triển đó, nhiều trường không ngừng mở mới ngành nghề đào tạo.
Theo thống kê của Bộ GDĐT, từ năm 2020 đến 30/7/2021, có 562 ngành đào tạo đã được mở mới, trong đó có 413 ngành do cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở, 149 ngành do Bộ GDĐT mở.
Xu hướng đầu tư mở ngành học mới chứng tỏ rằng, các trường chuyển mình từ đào tạo những gì mình có sang đào tạo những gì thị trường cần. Nếu đảm bảo điều kiện chất lượng, đó là tín hiệu tốt, song thực tế, không phải ngành mới nào mở ra cũng bảo đảm chất lượng. Không ít trường có ngành mới mở ra liên tục trong vài năm không tuyển được người học buộc phải 'đóng cửa'.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) nhìn nhận: 'Việc các trường mở ra quá nhiều ngành mới có thể dẫn đến tình trạng một số ngành không đủ sinh viên để tổ chức đào tạo, dẫn tới nhiều ngành nghề sau khi tốt nghiệp rất khó xin việc vì không phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động'.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT cho biết, sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch trong tuyển sinh buộc các cơ sở đào tạo phải nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng đạo tạo và dịch vụ hỗ trợ người học, đổi mới chương trình và phương đào tạo; giúp toàn hệ thống giáo dục đại học loại bỏ những cơ sở đào tạo, ngành đào tạo yếu kém, nâng cao chất lượng tuyển sinh và qua đó chất lượng đào tạo.
Cũng theo Bộ GDĐT, thời gian tới, Bộ sẽ hoàn thiện quy định về danh mục ngành, mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo về thẩm quyền và các điều kiện khi mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là về các điều kiện bảo đảm chất lượng.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ xử lý nghiêm các trường tuyển sinh vượt năng lực, vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Link báo gốc:
Copy link
http://daidoanket.vn/tuyen-sinh-dai-hoc-2023-cac-truong-nganh-tuyen-sinh-kem-se-the-nao-5703603.html
-
1Sinh viên IT HUTECH tìm cơ hội việc làm, thực tập ngay tại trường đại học
-
2Hiệu trưởng lên tiếng về hình ảnh suất ăn bán trú lèo tèo ở Đà Nẵng
-
3'Bắt sóng' truyền thông từ chuyên gia - hành trình trưởng thành của sinh viên HUTECH
-
4Bộ GDĐT yêu cầu rà soát toàn bộ tổ hợp và phương thức xét tuyển
-
5NÓNG: TP HCM công bố chỉ tiêu lớp 10 năm 2025 ở 115 trường THPT công lập
-
6Hà Nội: Không để xảy ra tình trạng phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ
-
7Chinh phục kỳ thi vào lớp 10 theo chương trình mới
-
8Gần 1/3 bài thi 'thử' tốt nghiệp THPT 2025 của học sinh Hà Nội dưới 5 điểm
-
9Làm sao chắc suất học lớp 10 công lập?
-
10Sinh viên TP HCM xem kể chuyện sử để nhớ về hào khí dân tộc
-
11Đam mê khoa học cơ bản nhưng học sinh đắn đo chọn trường đại học
-
12Bộ GD-ĐT 'tuýt còi' các trường dùng tổ hợp 'lạ' để xét tuyển
-
13TP HCM: Một trường tiểu học có nhiều học sinh đau bụng, nghi bị ngộ độc thực phẩm
-
14Có nên tổ chức dạy học hai buổi một ngày ở bậc THCS và THPT?
-
15Sở GD-ĐT TP HCM nói gì về chỉ tiêu lớp 10 năm nay?
-
16Huyện nói gì việc tuyển dụng 61 viên chức khi đang tinh gọn?
-
17TutorMatch - Giải pháp công nghệ tân tiến trong tìm kiếm gia sư và lớp học trực tuyến
-
18Thêm cơ sở thực hành cho sinh viên Đại học Y Hà Nội
-
19TP Hồ Chí Minh: Nhiều hoạt động giáo dục ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 30/4
-
20INFOGRAPHIC: Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025
- Bắt đối tượng vận chuyển 120kg thuốc nổ trái phép
- Tạm giữ hình sự bảo mẫu ở Quảng Nam về hành vi hành hạ trẻ
- TAND quận An Dương tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án ma tuý
- Tài khoản bỗng dưng nhận được 3,5 tỉ đồng, người phụ nữ vội báo công an
- HLV tuyển futsal Kazakhstan nói gì về trận gặp tuyển Việt Nam?
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấp cứu 31 người nghi ngộ độc khí
- Bất ngờ cách tiêu tiền sau khi thành triệu phú của Bill Gates
- Ngôi nhà độc đáo lấy cảm hứng từ mặt trời tại Khánh Hòa
- Tạo giao dịch ảo, vợ chồng Việt kiều chiếm đoạt tiền tỷ
- Công an vào cuộc vụ bạo hành trẻ nhỏ
- Cô gái bị nữ tiếp viên bêu xấu trên xe buýt đã nhận được lời xin lỗi
- Top smartphone giá 3 triệu ngon bổ rẻ, nhiều người 'ưng bụng'
- Có tới 39 vị thần bí mật bảo vệ Đường Tăng đi thỉnh kinh
- Mê đắm cảnh sắc hoa anh đào nở rộ khắp thế giới
- Quái vật Mỹ 7.800 tấn như 'hổ mọc thêm cánh' nhờ thứ đặc biệt
- Đặt tủ giày ở đâu để ngôi nhà thêm sang?
- Runner nhí làm nóng đường chạy Giải Half-marathon 'Tự hào Tổ quốc tôi' lần 2-2025
- Cô gái chạy xe máy buông tay, nhún nhảy trên đường có giấy bị bệnh tâm thần
- Thêm một đối tượng bao chiếm vùng biển Kiên Giang bị khởi tố
- Đề xuất lương công chức tương đương bình quân của khu vực tư nhân
- Dùng dao tấn công người khác gây náo loạn tại cửa khẩu quốc tế
- Phụ huynh vẫn 'mắc kẹt' giữa ma trận thông tin
- Chiều tối 12/4, không khí lạnh ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ
- Cô gái thả 2 tay, uốn éo khi chạy xe máy cung cấp giấy xác nhận... bị tâm thần
- Ba thiếu niên bị chém trọng thương tại quán cà phê
- Chuyệt thật như đùa... rùa biển khổng lồ 100 tuổi lần đầu sinh con
- Lộ clip nữ giáo viên đánh trẻ dã man ở Quảng Nam khóc xin lỗi phụ huynh
- Xử lý những người liên quan vụ chặn đầu xe taxi đập phá, dọa đánh người
- Vượt S25 Ultra, mẫu Galaxy 4 triệu đồng này mới là chân ái
- Lần đầu tiên 'đột kích' xưởng thực hành, học sinh thích thú ngành kỹ thuật
- 205 lô đất chậm nộp tiền đấu giá, tỉnh Gia Lai không thể thu hồi tiền đặt cọc
- Ngôi sao 81 tuổi bí mật đính hôn cùng tình trẻ
- TP Thủ Đức: Lộ thêm clip nữ sinh bị bạn học đánh hội đồng lại đánh bạn khác
- Đáng sợ lời nguyền ứng với viên kim cương đẹp nhất thế giới
- Nhan sắc quyến rũ của hot girl đời đầu Diệp Bảo Ngọc
- Hàng trăm người bị lừa mất hàng tỉ đồng từ chiêu trò không ai ngờ
- Chiêu lừa đảo của cặp vợ chồng Việt kiều tại Canada, chuyên nhắm vào đồng hương
- Không sơn không trát, nhà Nghệ An đẹp sững sờ trên báo Mỹ
- Nhan sắc thăng hạng của Á hậu Tú Anh sau sinh con thứ hai
- Xác minh vụ cô gái bị nữ tiếp viên bêu xấu trên xe buýt ở TP HCM
- Phẫu thuật thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần tại Việt Nam
- Vạn Hạnh Mall lên tiếng sau sự cố khách nhảy lầu tự tử
- Phường tặng xe máy, xe đạp, tủ bánh mì tiếp sức người dân
- Soi tỉ số trận Arsenal - Brentford: Bầy ong quyết gây bất ngờ ở derby London
- Cựu thành viên ban nhạc Take That vật lộn với căn bệnh hiếm gặp
- Hot face sao Việt: Hồ Ngọc Hà tận hưởng giây phút thảnh thơi
- Tự ý ngừng thuốc trầm cảm đột ngột tiềm ẩn nhiều nguy cơ
- Hà Nội: Nhà bị nứt, lún vì công trình xây dựng bên cạnh
- Soi tỉ số trận Manchester City - Crystal Palace: Bắn hạ Đại bàng
- TP Hồ Chí Minh quản lý dạy thêm, học thêm bằng công nghệ