Cắt giảm thời gian trên mạng xã hội
Mạng xã hội ngày càng tăng có thể gây ra hoặc góp phần vào chứng trầm cảm và lòng tự trọng thấp. Nguồn ảnh: Internet
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng có thể gây ra hoặc góp phần vào chứng trầm cảm và lòng tự trọng thấp. Mạng xã hội có thể gây nghiện và giảm việc duy trì kết nối với gia đình, bạn bè và thậm chí là đồng nghiệp.
Việc hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm. Bạn có thể làm điều này bằng cách:
Xóa tất cả các ứng dụng xã hội khỏi điện thoại của bạn;
Sử dụng tiện ích mở rộng chặn trang web chỉ cho phép bạn sử dụng các trang web nhất định trong một khoảng thời gian định sẵn;
Chỉ truy cập mạng xã hội có mục đích và tránh đăng nhập nhiều lần trong ngày chỉ để làm gì đó.
Xây dựng mối quan hệ bền chặt
Có một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ và một cuộc sống xã hội năng động là điều quan trọng đối với sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự hỗ trợ xã hội 'đầy đủ' cũng có thể bảo vệ khỏi bệnh trầm cảm.
Đảm bảo rằng bạn thường xuyên kết nối với bạn bè và gia đình, ngay cả khi cuộc sống của bạn bận rộn. Tham dự các sự kiện xã hội khi có thể và tìm kiếm những sở thích mới có thể giúp bạn gặp gỡ những người mới, tất cả đều có thể giúp bạn xây dựng các mối quan hệ mới.
Giảm thiểu các lựa chọn hàng ngày của bạn
Bạn đã bao giờ bước vào một công viên giải trí và choáng ngợp với những gì bạn muốn làm trước tiên? Các nhà nghiên cứu cho rằng, có quá nhiều lựa chọn thực sự có thể gây ra căng thẳng đáng kể dẫn đến trầm cảm.
Nhà tâm lý học Barry Schwartz, tác giả của cuốn sách 'Nghịch lý của sự lựa chọn', mô tả nghiên cứu cho thấy rằng khi đứng trước quá nhiều lựa chọn, những người muốn đưa ra lựa chọn tốt nhất có thể - 'những người tối đa hóa' - đối mặt với tỷ lệ trầm cảm cao hơn.
Đối với nhiều người trong chúng ta, cuộc sống của chúng ta chứa đầy những lựa chọn. Chúng ta mặc trang phục nào? Nên mua sữa chua hoặc trứng, bánh mì tròn, bánh nướng xốp kiểu Anh hay xúc xích cho bữa sáng? Áp lực của việc đưa ra lựa chọn đúng - hoặc sai - được cho là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm.
Thiền định
Đây là một trong những cách giúp bạn tăng khả năng tập trung vào thực tại, ổn định tâm lý theo nhịp thở. Ngoài ra, thiền định còn là cách để trí não được rèn luyện, xây dựng được suy nghĩ tích cực và đẩy lùi sự tiêu cực. Khi không may có những điều tiêu cực xảy đến, thay vì né tránh và bị ảnh hưởng thì bạn sẽ cởi mở để đón nhận và có hướng xử lý thích hợp.
Thiền định là cách để tâm trí tĩnh lặng, đón nhận và xử lý mọi việc một cách tự nhiên, tạo cho não bộ và cơ thể cảm giác thoải mái, an toàn, đặc biệt có thể điều chỉnh được những suy nghĩ tiêu cực trở thành tích cực, giúp giảm thiểu tình trạng trầm cảm.
Ngủ đủ giấc
Tình trạng rối loạn giấc ngủ được coi là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng trầm cảm. Nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay, lạm dụng quá nhiều vào các thiết bị điện tử khiến cơ thể không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, việc đào thải chất diễn ra kém hiệu quả.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến bạn phải trằn trọc cả đêm, khó ngủ, có khi bị tỉnh giữa chừng và không thể tiếp tục ngủ,... điều này sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng cho ngày hôm sau học tập, làm việc. Ngoài ra, giấc ngủ không ngon hay không đủ giấc sẽ khiến tâm trạng gắt gỏng, khó chịu.
Đối với cơ thể thực hiện chế độ ngủ nghỉ đủ 8 tiếng/ ngày, hệ miễn dịch sẽ tự chữa lành và được bảo vệ, não bộ có thời gian nghỉ ngơi và nguồn năng lượng dự trữ đáp ứng cho ngày làm việc tiếp theo. Vì vậy, mỗi người cần xây dựng một thói quen ngủ lành mạnh để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Cần thiết lập thời gian ngủ phù hợp và duy trì chế độ đó hàng ngày, điều này sẽ giúp cho chất lượng giấc ngủ của bạn được cải thiện đáng kể.
Tăng cường giao tiếp với bạn bè
Bạn nên dành thời gian để kết nối với bạn bè của mình, nhất là đối với những người có lối sống tích cực, năng lượng dồi dào. Khi được trao đổi về lối sống lành mạnh, những điều tích cực với người khác, bạn sẽ cảm thấy hài lòng về cuộc sống của mình hơn, có động lực để duy trì tiếp những điều bổ ích. Góp phần tạo ra hệ miễn dịch tinh thần giúp ngăn ngừa tình trạng trầm cảm.