“Tâm không bình, khí không hòa thì lời nói hay lỗi lầm”
Trước cuộc sống nhiều biến động, bình tĩnh là một trong những tâm thái cần có để bạn làm chủ được hành động của mình. Vậy bình tĩnh là gì, làm cách nào để giữ được bình tĩnh, chúng ta cùng khám phá nhé!
Bình tĩnh sống là gì?. Trong tiếng Anh, từ “bình tĩnh” có nghĩa là calm, cold - blooded, self possessed, coolly, imperturbable, self-collected, self-possessed, unflappable… Mọi người thường xuyên sử dụng câu “Calm Down” để giúp một ai đó “hạ hỏa” khi đang bực mình, tức giận hoặc cảm thấy mọi chuyện thật tồi tệ. Ngoài ra, ‘bình tĩnh” trong tiếng Trung là 平静 có phiên âm: píngjìng.
Theo đó, bình tĩnh sống là một trạng thái tâm lý của con người. Trước những rắc rối, sự việc không may mắn, hoặc bất ngờ xảy đến, thái độ của họ vô cùng bình thường như không có chuyện gì. Từ cách nói chuyện, biểu cảm đến hành động đều giống ngày thường, khiến người khác không nhận ra họ vừa trải qua biến cố hay vừa có việc không như ý ập đến.
Những người bình tĩnh sống thường là những người vô cùng lý trí, không hoảng hốt, cuống cuồng hay nóng vội. Trước những tình huống bất ngờ họ luôn là người có cái nhìn đúng đắn, phân tích đúng sai trước khi đưa ra quyết định cuối cùng và luôn làm chủ được hành động của mình.
Nhà báo Trần Mai Anh từng chia sẻ rằng: “Hãy ví mình như con lạc đà qua sa mạc, dẫu thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, nó vẫn nhởn nhơ, từ tốn và hết sức bình tĩnh. Những hạt cát xung quanh nó luôn lấp lánh dưới ánh mặt trời”.
Thực vậy, khi chúng ta bình tĩnh sống không chỉ cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách sâu sắc hơn, mà còn có khả năng đương đầu với những thử thách khắc nghiệt, những bài học khó khăn nhất của cuộc sống này.
Vậy mất bình tĩnh là gì? Mất bình tĩnh là một trạng thái trái ngược hoàn toàn với bình tĩnh. Người mất bình tĩnh thường sẽ mang tâm lý tiêu cực, dễ cáu bẳn với mọi người xung quanh và không làm chủ được hành động của mình. Người rơi vào trạng thái mất bình tĩnh lâu ngày sẽ mang tâm lý mệt mỏi, và sức khỏe cũng bị suy yếu.
Mất bình tĩnh thường xảy ra khi chúng ta gặp phải một tình huống bất ngờ theo chiều hướng xấu, một sự việc ngoài sức chịu đựng, ngoài tầm kiểm soát. Khi đó bạn rối trí, hoảng loạn và cuống cuồng dẫn đến không biết xử lý sự việc như thế nào.
Bạn cũng có thể mất bình tĩnh trong các cuộc tranh luận, cãi vã. Ở trường hợp này nếu không giữ vững tâm lý, người mất bình tĩnh thường sẽ nói ra những lời nói xúc phạm, nặng lời khiến mối quan hệ tệ đi, về sau thường hối hận.
Ngoài ra, còn có một trường hợp nữa là mất bình tĩnh trước đám đông, những người e dè, rụt rè khi đứng trước nhiều người thường sẽ run rẩy, ứng xử kém,…
Còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sự mất bình tĩnh, đôi khi chính vì bản thân quá nóng vội, nóng tính cũng dễ dàng khiến bạn bực dọc, khó chịu, mất bình tĩnh.
Trong cuộc sống chúng ta không hề tránh khỏi những lúc căng thẳng, nóng giận, và cảm thấy lo lắng về mọi việc đang xảy ra xung quanh. Vậy làm sao để giữ được bình tĩnh trước mọi tình huống? Cùng tham khảo ngay những “tip” dưới đây nhé!
Dưới đây là những cách giữ bình tĩnh khi tức giận, căng thẳng hữu ích mà bạn có thể dễ dàng áp dụng để lấy lại bình tĩnh
3.1.1 Xác định yếu tố gây mất bình tĩnh
Trước tiên, bạn cần xác định những việc dễ khiến bạn mất bình tĩnh và điều chỉnh lại nó cho hợp lý. Việc này sẽ khiến cuộc sống dễ chịu hơn, những cơn bực dọc vô cớ cũng sẽ không còn.
Từ những việc nhỏ nhặt cũng có thể dễ dàng nhận biết được bạn là người mất bình tĩnh. Ví như những lúc kẹt đường, công việc quá tải, trễ giờ,… bạn cuống cuồng và quạu quọ, đổ lỗi cho đủ thứ lý do thì đó chính là những yếu tố khiến bạn mất bình tĩnh. Khi đã xác định được nguyên do thì bạn hãy tìm cách gỡ rối nó.
Chẳng hạn, đường đi làm ngày nào cũng ùn tắc giao thông thì bạn hãy thức sớm hơn và đi làm sớm hơn, sẽ không phải cuống cuồng và vội vã vì sợ trễ giờ. Đến công ty cũng thoải mái, nhấm nháp một chút cà phê sáng trước khi bắt đầu làm việc sẽ khiến bạn thư thái, công việc từ đó cũng hiệu quả, năng suất hơn.
Nếu bạn mất bình tĩnh khi nhận những lời chê bai thì thay vì khó chịu, hậm họe hãy học cách nhìn lại bản thân và nỗ lực hơn. Việc nỗ lực chẳng những giúp bạn giỏi giang, thông thái mà còn là cách tốt nhất để chứng minh cho người khác thấy năng lực của bản thân.
3.1.2 Tập kỹ thuật thở cơ hoành
Lời khuyên của bác sĩ đưa ra những khi mất bình tĩnh đó là hít thở sâu và thở cơ hoành là cách có thể giúp thư giãn cơ thể, kiểm soát cơn giận tốt hơn.
Theo nghiên cứu vào năm 2017, tác giả nghiên cứu chia ra 2 nhóm người, một nhóm thở cơ hoành và nhóm còn lại không điều trị gì cả. Kết quả cho thấy nhóm thở cơ hoành có nồng độ cortisol (một loại hormone liên quan đến sự căng thẳng) thấp và khả năng chú ý tốt hơn.
Các bước thực hiện phương pháp thở cơ hoành:
3.1.3. Ghi lại cảm xúc qua nét chữ
Một nghiên cứu vào năm 2017 với 66 người, mỗi ngày họ ghi chép lại các sự kiện chấn thương, sự việc căng thẳng trong 20 phút. Kết quả nhận được là khả năng đối phó cảm xúc, khả năng giao tiếp của họ được cải thiện.
Từ đó cho thấy việc ghi chép lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân cũng là một trong những cách giúp kiểm soát cảm xúc, giữ bình tĩnh hiệu quả.
3.1.4 Nghe nhạc
Theo một nghiên cứu, khi nghe nhạc người đang căng thẳng sẽ trở nên bình tĩnh hơn. Âm nhạc có thể giúp cơ thể sản xuất ít hormone gây căng thẳng hơn và hệ thống thần kinh có thể phục hồi nhanh hơn.
3.1.5 Tập Yoga
Việc tập luyện yoga mỗi ngày chẳng những là một cách giữ bình tĩnh tốt mà còn là liều thuốc quý cho sức khỏe. Những lợi ích mà yoga mang lại có tác động lên cả thể chất lẫn tinh thần, cụ thể:
3.1.6 Chia sẻ với bạn bè, người thân
Thay vì giữ trong lòng, việc thổ lộ tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ cũng giúp bạn bình tĩnh lại và thoải mái hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tôn trọng người lắng nghe và thổ lộ theo chiều hướng tâm sự để họ không cảm thấy bản thân là “thùng rác” cho bạn trút giận.
Ngoài ra, không phải ai cũng là người đáng để tâm sự, “niềm vui chia sẻ sai người sẽ biến thành khoe khoang, khó khăn chia sẻ sai người sẽ biến thành chuyện cười cho thiên hạ”, do đó nếu tâm sự không đúng người, biết đâu đó lại là nguồn cơn đưa bạn vào một tình huống khó chịu khác.
3.1.7. Thay đổi cách suy nghĩ
Trong mọi tình huống luôn có 2 mặt cả tích cực và tiêu cực nên chúng ta cần phải bình tĩnh và phân tích kỹ lưỡng. Một trong những yếu tố quyết định đến tâm trạng của bạn nhiều hơn cả đó chính là cách suy nghĩ của bạn. Nếu bạn nhìn sự việc theo chiều hướng tích cực bạn sẽ thấy hướng đi mới, còn nếu bạn luôn mất bình tĩnh thì sẽ làm mọi việc rối hơn, tệ hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm những cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi, lo lắng hiệu quả, đừng bỏ qua một vài mẹo dưới đây nhé.
3.2.1 Nhai kẹo cao su
Theo một nghiên cứu vào năm 2016, những người nhai kẹo cao su khi căng thẳng đã có tâm trạng tốt hơn, triệu chứng trầm cảm, lo lắng cũng giảm đi.
Một nghiên cứu khác vào năm 2009 cũng cho thấy nhai kẹo cao su giúp tăng sự bình tĩnh. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng có thể khi nhai kẹo cao su lưu lượng máu đến não tăng lên giúp não hoạt động và kiểm soát tốt hơn.
3.2.2 Thư giãn cơ thể
Khi bạn căng thẳng, mọi thứ trên cơ thể bạn cũng bị căng thẳng theo. Từ từ thả lỏng người có thể giúp bạn bình tĩnh lại và tập trung vào bản thân hơn. Để thả lỏng cơ thể, bạn hãy nằm xuống sàn, hai tay dang ra, thả lỏng kể cả những ngón chân của bạn. Kết thúc quá trình, bạn cần cảm nhận được từng bộ phận trên người không còn căng cứng nữa.
3.2.3 Hít thở
Theo Scott Dehorty, nhân viên xã hội của mạng lưới Delphi Behavioral Health cho biết: “Thở là kỹ thuật hiệu quả hàng đầu trong việc giảm nhanh cảm giác lo lắng và tức giận”. Hiện nay, có rất nhiều bài tập hít thở giúp cơ thể lấy lại bình tĩnh nhanh chóng. Một trong những bài tập hít thở để giảm nhanh chóng sự lo lắng chính là “thở ba thì”.
Bạn chỉ cần thực hiện ba bước đơn giản sau: hít vào, giữ hơi và thở ra. Bạn phải hít vào một hơi thật sâu, sau đó từ từ thở ra và tập trung hoàn toàn vào cơ thể, không để tâm trí và hơi thở bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài.
Bạn cũng có thể luyện tập hít thở theo tỷ lệ 1:2, tức là thời gian thở ra phải dài gấp đôi so với thời gian hít vào. Hãy luyện tập hít thở thường xuyên để luôn giữ sự bình tĩnh nhé!
3.2.4 Tận hưởng không khí trong lành
Bạn có biết, nhiệt độ và mức độ lưu thông không khí trong phòng cũng có thể tác động đến cảm xúc. Khi bạn đang trong trạng thái lo lắng, sợ hãi mà ở trong căn phòng vừa tù túng, ngột ngạt càng làm gia tăng tình trạng hoảng loạn.
Hãy đứng lên, và bước ra khỏi không gian ấy, nếu bạn không muốn bị cảm xúc tiêu cực ấy khiến bản thân “ngạt thở”. Nhanh chân tìm đến nơi có không khí trong lành, thoáng đãng hơn để lấy lại sự bình tĩnh.
3.2.5 Thả lỏng đôi vai
Khi bạn căng thẳng, lo lắng cơ thể bạn trở nên căng cứng. Vì thế, bạn hãy để cơ thể được thư giãn, lấy lại bình tĩnh bằng cách thả lỏng đôi vai, ngồi thẳng lưng và hít thở sâu
Bạn nên thực hiện theo các bước sau: có thể tập trung làm theo các bước: kéo hai bả vai lại gần nhau, hạ vai xuống, sau đó hít thở sâu. Thực hiện động tác này vài lần một ngày để cải thiện và duy trì trạng thái bình tĩnh hiệu quả.
3.2.6 Đối mặt với nỗi sợ
Thay vì chọn cách chạy trốn, hãy học cách đối mặt với nỗi sợ của chính mình. Bạn càng tránh né thì nỗi sợ càng to lớn hơn, do đó, bạn hãy chinh phục nỗi sợ để nó ngày càng nhỏ dần. Nhà văn, nhà diễn thuyết gia Mark Twain cho rằng: “Lòng dũng cảm được định nghĩa là đối mặt và làm chủ sự sợ hãi – không phải là né tránh chúng”.
Thiết nghĩ, nỗi sợ xuất phát từ chính suy nghĩ của bạn, vì vậy đừng để nỗi sợ điều khiển bạn. Chẳng hạn như bạn sợ xem phim ma vậy hãy thử đến rạp chiếu phim cùng những người bạn thân. Khi dần mạnh dạn hơn rồi, những lần sau đó hãy thử đến xem phim một mình và trải nghiệm cảm giác.
Tin rằng, sau mỗi lần như thế nỗi sợ ma không còn ám ảnh trong đầu bạn, mà thay vào đó là nỗi sợ không được thưởng thức nội dung hay của bộ phim.
Có lẽ, không ai tránh khỏi cảm thấy 'run lập cập', hồi hộp khi bước vào phòng thi. Tuy nhiên, đừng để tâm trạng ảnh hưởng đến kết quả. Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và sự tự tin để “chiến đấu” với những bài thi nhé. Dưới đây là những cách giữ bình tĩnh khi run dành cho những bạn học sinh trong phòng thi:
3.3.1 Thư giãn và hít thở sâu làm bài
Các bạn hãy tận dụng khoảng thời gian trước khi làm bài để hít thở sâu, thả lỏng cho cơ thể và đầu óc được thoải mái nhất. Thực hiện động tác hít thở thật sâu, căng cơ trong 5 giây rồi thả lỏng, lặp lại động tác khoảng 3 lần. Để tâm trạng của bạn không còn hồi hộp, lo lắng nhanh chóng nhé.
3.3.2 Niềm tin vào bản thân
Một trong những lý do bạn lo sợ nhất chắc chắn là đề thi không “trúng tủ”, và đi kèm cùng những câu hỏi khó. Khi nhìn thấy những đề bài này, bạn đừng lo lắng và nghĩ mình không thể giải được. Có thể sẽ có những câu bạn không hiểu, chưa thuộc, nhưng tuyệt đối không được đánh mất niềm tin vào bản thân.
Bạn hãy lục lại thông tin trong trí nhớ, vận dụng kiến thức đã học và suy luận đề đi tìm câu trả lời. Bên cạnh đó, bạn nên làm những câu dễ trước, để tiết kiệm thời gian, tạo động lực và sự tự tin để bạn hoàn thành những câu hỏi “hóc búa”.
3.3.3 Hãy tập trung vào bài thi của mình
Nếu bạn có thói quen nghó nghiêng xung quanh để xem các bạn làm bài như thế nào, viết được bao nhiêu mặt giấy rồi, hay xem bạn nào nộp bài sớm hơn mình. Bạn tuyệt đối không nên quan tâm đến các bạn xung quanh, mà chỉ nên tập trung hoàn thành bài thi của mình tốt nhất. Bởi lẽ, 'tốc độ' làm bài của người bên cạnh không ảnh hưởng đến việc làm bài của bạn.
3.3.4 Chuẩn bị vật dụng cần thiết
Bạn nên kiểm tra lại các vật dụng cần thiết như: máy tính, Atlat, bút bi, bút chì, thước kẻ,... đầy đủ vào buổi tối trước ngày thi. Khi đầy đủ vật dụng thì bạn tránh được trường hợp “run bần bật” vì có nguy cơ không thể hoàn thành bài thi chỉ vì thiếu một cây thước kẻ, hay một cuốn Atlat.
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị cho mình một chai nước khoáng mang theo để tiếp nước và giảm “stress” trong quá trình làm bài. Khi bạn chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng và đầy đủ thì tâm lý vững vàng, và tự tin hơn rất nhiều.
3.3.5 Ăn uống đầy đủ
Bạn không nên bỏ bữa trước buổi thi đâu nhé. Bởi, bạn sẽ khó tập trung hoàn thành tốt bài thi với dạ dày lép lẹp và đôi tay run rẩy. Đặc biệt, đối với các bạn thi vào buổi sáng thì tuyệt đối không nên đi thi với một chiếc bụng rỗng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn những món ăn quen thuộc, thay vì món mới mà chiếc dạ dàng chưa từng làm quen trước đó. Điều này, có thể khiến bạn làm bài thi trong trạng thái đau bụng, khó chịu làm ảnh hưởng đến kết quả làm bài. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng bia, rượu hay chất kích thích trước khi thi nhé.
3.3.6 Tự tạo động lực cho bản thân
Động lực quan trọng để bạn phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn trong thời điểm này chính là mục tiêu, ước mơ của bạn đã hoạch định ra, và những người thân trong gia đình.
Lúc này bạn chỉ cần thể hiện hết tất cả những kiến thức mình đã tích lũy trong quá trình học tập, để vận dụng và nỗ lực hết mình. Khi trong đầu “lập trình” những động lực này bạn dần gạt bỏ thì cảm giác run sợ, hồi hộp và dần bình tĩnh hơn.
Nếu bạn chuẩn bị có buổi thuyết trình, hay tham gia phỏng vấn xin việc làm, nhưng không biết cách nào để giảm bớt sự lo lắng, và tự tin hơn. Hãy tham khảo ngay những cách giữ bình tĩnh trước đám đông dưới đây nhé:
3.4.1 Hít thở sâu
Hít thở thật sâu là phương pháp phổ biến được áp dụng trong mọi tình huống hồi hộp, lo lắng và đang căng thẳng. Đây là cách hữu hiệu giúp nhanh chóng kích hoạt trạng thái thư giãn, giải tỏa sự lo lắng khi đứng trước đám đông hoặc khi tham gia phỏng vấn. Hãy lặp lại việc hít vào, thở ra sâu cho đến khi bạn có thể trở về trạng thái bình tĩnh.
3.4.2 Đừng sợ bị đánh giá
Có lẽ, một trong những nguyên nhân mọi người ngại phát biểu trước đám đông chính là sợ ánh mắt của người khác nhìn chằm chằm vào mình, sợ bị lời đánh giá phê phán. Tuy nhiên, nếu bạn càng e dè, run sợ thì những lời nói ra càng kém linh hoạt, ấp úng và ngập ngừng khiến người nghe không hiểu vấn đề.
Đặc biệt, khi tham gia phỏng vấn xin việc, nếu bạn ngại trình bày vì sợ bị đánh giá càng làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy tự tin, mạnh dạn nói ra những suy nghĩ một cách khéo léo. Dù bạn có phát biểu chưa tốt hay xảy ra sự cố, điều họ chú ý vẫn là thái độ bạn ứng phó với tình huống.
3.4.3 Hãy nở nụ cười thân thiện
Một nụ cười thân thiện sẽ mang bạn đến gần hơn với một người xung quanh, đừng để sự lo lắng lấn át khiến gương mặt bạn trở nên căng thẳng, khó chịu nhé. Nụ cười có khả năng lan tỏa năng lượng tích cực, và cũng có khả năng giúp bạn xua tan nỗi lo.
3.4.4 Nói to nhưng chậm rãi và tương tác với khán giả
Hãy tập trung nói to, rõ và nói chậm lại để truyền tải thông tin đến người nghe. Thay vì, cố gắng nói nhanh và nỏ nhỏ để có thể hoàn cảnh bài phát biểu, thuyết trình. Điều này, vô tình khiến người nghe khó chịu và không còn hứng thú muốn lắng nghe bạn nữa.
Giọng nói và sự tự tự tin chính là “vũ khí” để bạn chinh phục người nghe, họ sẽ sẵn sàng tương tác lại với bạn bằng một nụ cười hay tiếng vỗ tay. Điều này góp phần giúp bạn giảm bớt sự lo lắng khi đứng trước đám đông.
3.4.5 Luyện tập sự bình tĩnh đứng trước đám đông thường xuyên
Bạn muốn thành thạo việc gì đó thì phải thường xuyên luyện tập và thực hành, giống như câu nói “Văn ôn, võ luyện”. Nếu chưa đủ tự tin, hồi hộp khi đứng trước đám đông vậy hãy chăm chỉ luyện tập trước khi nói, có thể bằng cách nói chuyện trước gương để tập nói chuyện lưu loát hơn, và dần cải thiện bản thân mỗi ngày.
Chúng ta cùng nhau điểm lại những tấm gương về bình tĩnh sống đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn được lực cho nhiều người trong thời gian vừa qua.
Hãy nhớ lại câu chuyện đã truyền cảm hứng trong chương trình WeChoice Awards 2017 với thông điệp 'Bình tĩnh sống'. Câu chuyện về một người phụ nữ Lâm Đồng xuất hiện trong Vietnam's Got Talents đầu năm 2016.
Trong tà áo đơn sơ, cô Thanh Thuý đã kể về cuộc sống khó khăn nơi miền quê, những ngày còng lưng vác bao gạo từ thiện nặng 5-6kg qua những triền đồi dốc. Hay việc cô phải thức dậy lúc 3h sáng để đi bộ xuống thành phố cho kịp giờ bắt xe đi thi.
Nhưng, chỉ bằng một câu nói 'Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống' nhẹ nhàng từ cô đã xua tan đi những vất vả đã trải qua, và khiến cho tất cả khán giả - những con người đang xót thương cho hoàn cảnh khổ cực của cô phải tự thấy mình thật tầm thường.
Ngoài ra, chúng ta không thể quên câu chuyện về “chú lính chì” Thiện Nhân cùng Nhà báo Trần Mai Anh (mẹ nuôi Thiện Nhân). Tháng 7/2006, ngay từ khi lọt lòng, Thiện Nhân đã bị bỏ rơi ở Núi Thành (Quảng Nam), bị thú hoang cắn mất một chân và bộ phận sinh dục.
Bằng tình thương, lòng trắc ẩn chị Mai Anh và gia đình đã nhận nuôi khi cậu bé Thiện Nhân lên 1 tuổi. Đồng hành cùng con trong suốt hành trình hơn 13 năm điều trị, trải qua hàng loạt cuộc phẫu thuật lớn nhỏ ở trong và ngoài nước.
Chị Mai Anh và bé Thiện Nhân
Nhà báo Trần Mai Anh thuật lại khoảnh khắc mất bình tĩnh của chị khi chứng kiến con trai bị nhiễm trùng vết thương khi về nước, sau ca phẫu thuật kéo dài gần 10 tiếng ở Italy. 'Tôi cố gắng hết sức giữ bình tĩnh, suy nghĩ tích cực. Nhưng tôi đã không làm được. Tôi tháo từng lớp băng, nhìn vết thương nhiễm trùng, trong tôi sụp đổ hoàn toàn'.
Vết thương Thiện Nhân nhiễm trùng, giây phút ấy khiến chị bị rơi vào bế tắc. Thế nhưng khi lấy lại bình tĩnh, chị trình bày và mời bác sĩ về Việt Nam chữa cho Thiện Nhân. Nhờ vậy, mở ra chuỗi hành trình kết nối giữa các bác sĩ ở nước ngoài về thăm khám và chữa bệnh cho trẻ em Việt. Qua đó, để thấy rằng trong bất kỳ tình huống nào sự bình tĩnh mới giúp ta giải quyết được vấn đề một cách hữu hiệu nhất.
Thông điệp “bình tĩnh sống” còn được mọi người lan tỏa trong đại dịch Covid-19 vừa qua, Trong tháng 03.2020, phong trào phòng dịch “Tôi không mua đồ dự trữ” được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ đăng tải những hình ảnh mọi người bình tĩnh trong nhịp sống ngày thường, vẫn tập thể dục đều đặn, dọn dẹp nhà cửa, mua thực phẩm đủ dùng cho gia đình.
Song song đó, những người trẻ bình tĩnh chủ động phòng tránh Covid-19 qua kêu gọi nhau không tích trữ đồ ăn, không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng, hoặc chia sẻ từ ngữ tiêu cực trên mạng xã hội.
Bình tĩnh sống không phải đơn thuần là câu khẩu hiệu, mà trở thành thái độ sống khác giữa thời hiện đại nhộn nhịp và hối hả như hiện nay. Hóa ra, cuộc sống vốn rất đơn giản, chỉ cần bạn bình tĩnh sống thật tử tế, bình tĩnh theo đuổi đam mê và tận hưởng những điều tốt lành xung quanh.
Hãy thay đổi suy nghĩ về cuộc sống theo hướng lạc quan để bạn vơi bớt đi những gánh nặng và đón lấy “ánh sáng” dịu dàng phía trước.
Chúng ta thường bắt gặp những câu nói hay về sự bình tĩnh từ những người nổi tiếng trên sách vở hay mạng xã hội,... Những câu nói này mang đến nguồn năng lượng tích cực và thay đổi suy nghĩ của chúng ta.
Hiện nay, bình tĩnh sống dần trở thành lối sống của nhiều bạn trẻ lựa chọn. Giữa những bộn bề, áp lực của công việc và cuộc sống thì người trẻ càng cần sự bình tĩnh bên trong tâm hồn, để không bị những lo lắng, chán nản “quật ngã” ước mơ và hoài bão của chính mình. Tham khảo ngay những quyển sách bình tĩnh mà sống “best -seller” hiện nay.
Bình tĩnh là một thái độ sống tích cực, bình tĩnh sẽ giúp bạn gặt hái được thành công, có hướng đi đúng đắn và nhìn thấu sự việc. Bình tĩnh cũng giúp bạn giữ được những mối quan hệ tốt, có lối ứng xử lịch thiệp, nho nhã!
Sưu tầm (Nguồn ảnh: Internet)