Văn hóa làm việc quá giờ tại Nhật Bản đã dẫn tới một hiện tượng lạ cho những người đến thăm xứ sở mặt trời mọc.
Những người đàn ông trong chùm ảnh này đều đang trong tình trạng ngủ say như chết sau những giờ làm việc mệt mỏi liên tục.
Nếu ra đường vào nửa đêm trên đường phố Tokyo, không khó để bắt gặp những người đàn ông ăn vận lịch sự đang tranh thủ chợp mắt.
Sự đối lập giữa hình ảnh những người đàn ông ăn mặc tử tế với hình ảnh tạm bợ của những 'chiếc giường' của họ khiến mọi người không khỏi xót xa.
Jaszczuk – một người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản – đã bắt đầu ghi lại những hình ảnh này kể từ năm 2008 bởi với một người ngoại quốc, đây là một hiện tượng lạ.
Một vài hình ảnh được ghi lại tại những băng ghế trong thành phố, hàng rào, và sân ga tàu điện ngầm cho thấy những người đang cố gắng nhắm mắt lại nghỉ ngơi…
Chỉ cần nằm được thì mọi nơi đều là giường...
Những người khác lại đơn giản chỉ đang cố gắng chợp mắt trong tư thế đứng.
Càng chụp nhiều ảnh, Jaszczuk càng thấy hiện tượng trở nên hết sức phổ biến.
Theo Jaszczuk, rất dễ bắt gặp những người đàn ông 'ngái ngủ' này trong thành phố, nếu bạn biết nơi tìm ra họ.
Những địa điểm như trạm tàu điện ngầm hay quán karaoke là những nơi tập trung nhiều người như vậy nhất.
Quận Shinjuku và Shimbashi được biết đến là trung tâm giải trí, thương mại và kinh doanh là nơi bạn có thể bắt gặp những nhân viên ngủ gật ở bất cứ đâu.
Hơn hai năm qua, Jaszczuk 'làm việc' gần như mỗi đêm để chụp lại hình ảnh của những người đàn ông đang ngủ.
Phương tiện di chuyển của anh chính là chiếc xe đạp, vì anh có thể len lỏi khắp mọi con phố một cách dễ dàng.
Mỗi đêm 'đi săn' anh thu thập hàng chục bức ảnh...
...với đủ các tư thế ngủ của những người đàn ông
Năm 2018, anh đã cho ra mắt cuốn sách với tên gọi 'High Fashion' bao gồm những hình ảnh anh đã ghi lại được.
Vì chụp ảnh vào ban đêm nên người đàn ông này phải sử dụng đến đèn flash
Tuy vậy, ánh sáng chói lóa từ flash chẳng tác động gì đến những người đàn ông thiếu ngủ…
'Họ chẳng bao giờ tỉnh dậy đâu', Jaszczuk cho biết
Anh cũng cho biết mình chưa bao giờ gặp rắc rối gì với những nhân viên công sở đang ngủ cả
Và ngay cả những người đi đường khác hay chính quyền cũng không có ý kiến gì với công việc của anh.
Thông qua những bức ảnh của mình, anh nhận ra điều mình đang chứng kiến chính là triệu chứng của văn hóa khắc nghiệt trong thị trường việc làm tại Nhật Bản.
Văn hóa làm việc vắt kiệt sức lực của những người đàn ông Nhật
Văn hóa làm việc quá giờ khắc nghiệt...
... những nhân viên thậm chí có thể chết vì quá sức
Hiện tượng này thậm chí còn có một danh từ riêng trong tiếng Nhật Bản: Karoshi
Karoshi dịch ra có nghĩa là 'chết vì làm việc quá sức'.
Một báo cáo năm 2016 chỉ ra rằng hơn 20% người trong khảo sát 10000 công nhân viên Nhật Bản cho biết họ làm việc tăng ca ít nhất 80 giờ mỗi tháng.
Trong tiếng Nhật có từ 'inemuri' dịch ra là 'ngủ trong khi làm việc', mô tả hiện tượng văn hóa Nhật Bản: ngủ ở nơi công cộng – nhấn mạnh việc những người làm công đã làm việc đến kiệt sức.
'Inemuri' trong tập quán hàng ngàn năm của Nhật Bản thường được chỉ đến những giáo sư, tầng lớp tri thức.
Sau một ngày dài làm việc, những người nhân viên thường có thói quen đi uống và giao lưu cùng đồng nghiệp.
Trong văn hóa Nhật Bản, việc uống rượu xã giao sau khi làm việc là hoàn toàn bình thường
Nhưng theo Jazczuk một vài người lại cảm thấy nghĩa vụ của mình là đi uống cùng đồng nghiệp và sếp sau giờ làm việc.
Sau khi uống quá nhiều và lỡ tàu về nhà, nhiều người bị mắc kẹt tại trung tâm thành phố.
Và họ lựa chọn ga tàu hay bất cứ đâu có thể nằm được trở thành chiếc giường của mình.
Nhiều người không còn tỉnh dậy sau giấc ngủ của mình nữa…
Một vài người khác vào buổi sáng sẽ tự dậy và đến văn phòng để tiếp tục làm việc.
Jazczuk cho rằng, những người đàn ông này chính là sản phẩm của văn hóa làm việc của Nhật.
'Họ chính là nạn nhất của đời sống hiện đại tại Nhật'.
'Họ bị kiệt quệ về thể chất bởi những tác dụng phụ của những giờ làm việc dài đằng đẵng'
'Đừng đánh giá họ thông qua hình ảnh bạn thấy', Jaszczuk nói.
Trong khi một số người chỉ chợp mắt…
…hay thậm chí họ vẫn hơi tỉnh táo thì Jaszczuk nói rằng anh vẫn cảm nhận được sự mệt mỏi của họ.
'Chúng ta có thể thấy hình ảnh của một người bị vắt kiệt hoàn toàn sức lực và mệt mỏi'
Trong văn hóa Nhật Bản, mọi người được kỳ vọng cống hiến hầu hết toàn bộ thời gian cho công việc không phải thứ mới mẻ.
Hiện tượng karoshi đã có từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, vào những năm đầu 1950
Đột quỵ và các căn bệnh về tim trở nên phổ biến hơn với người lao động Nhật Bản
Gần đây, một phóng viên 31 tuổi tên Miwa Sado đã chết do đau tim vào tháng 7/2013 sau khi làm thêm 159 giờ trong suốt một tháng.
Vào tháng 10/2017, cái chết của cô được xác định là karoshi
Khi nhân viên chết được xác định do karoshi, công ty Nhật Bản bắt buộc phải trả một khoản tiền phạt
Công ty của phóng viên Sado chỉ phải trả khoản phạt $5000 sau cái chết của cô
Chính phủ Nhật Bản đã nỗ lực đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho người dân bên cạnh các khoản phạt nói trên với các công ty.
Một trong số đó chính là kế hoạch Premium Friday được thực hiện vào năm 2017, cho phép nhân viên được nghỉ việc từ 3h chiều ngày thứ sáu cuối cùng của mỗi tháng.
Tuy nhiên kế hoạch lại không nhận thấy sự khác biệt nào
Làm việc quá giờ vẫn là một vấn đề nan giải trong văn hóa Nhật Bản
Jaszczuk muốn truyền tải thông điệp đó thông qua việc làm của mình