'Đừng ai nói con mắc bệnh tự kỷ' – lời khẩn cầu của người mẹ và khẳng định đanh thép từ chuyên gia
Đôi khi những câu nói cửa miệng, dù chẳng có chủ ý gì nhưng lại làm tổn thương người xung quanh, nhất là những cha mẹ có con tự kỷ. Vì thế, mọi người cần nhận thức đúng về vấn đề này để không khiến người khác phải chạnh lòng.
02/04/2025 12:50

Chị Thu Phương (ở Hà Nội) có con trai là cháu Minh Hùng 8 tuổi có rối loạn phổ tự kỷ, nhưng hiện Hùng vẫn học tập bình thường, tham gia các hoạt động rất tốt cùng các bạn đồng trang lứa ở trường lớp và chung cư nơi cháu sinh sống. Chị Phương chia sẻ, để làm được điều đó hai mẹ con phải nỗ lực rất nhiều, thậm chí phải 'chiến đấu' đến cùng để bảo vệ cái đúng và lẽ phải.
Chị Phương phát hiện con có dấu hiệu tự kỷ từ khi gần 2 tuổi, từ những bước chân bất thường của con khi con đi nhón chân, rồi lớn hơn chút nữa là gọi không phản xạ, có nhiều hành động lặp đi lặp lại… Sau khi tìm hiểu, chị đã đưa con đi khám và được bác sĩ chẩn đoán có rối loạn phổ tự kỷ, gia đình bắt đầu can thiệp khi con được 35 tháng.
Kể từ đó, hai mẹ con kiên trì can thiệp giáo dục đặc biệt các kỹ năng về ngôn ngữ giao tiếp, các kỹ năng về nhận thức, kỹ năng xã hội, liên cá nhân, vận động… trong suốt hành trình ấy không ít lần chị phải rơi nước mắt và cảm thấy chán nản. Đó là những lời nói thoáng qua nhưng đầy ẩn ý như 'chơi làm gì với đứa tự kỷ ấy' hay 'con muốn mắc bệnh tự kỷ như bạn ấy à'… Dù chẳng chỉ đích danh con mình, nhưng chị vẫn cảm thấy tổn thương và khó chịu vô cùng.
Một trẻ tự kỷ đang được can thiệp tại BV Nhi Trung ương. Ảnh: Lê Phương.
'Có lúc tôi nhẹ nhàng giải thích, tự kỷ không phải là bệnh và lấy con mình ra để chứng minh chứ không hề che giấu. Nhưng có lúc tranh luận trên mạng xã hội, dù chiến đấu đến cùng nhưng cũng không thể thắng được số đông, khi ấy tôi khẩn cầu mọi người nghĩ sao cũng được, nhưng tự kỷ không phải là bệnh, đừng ai nói con tôi mắc bệnh tự kỷ', chị Phương chia sẻ.
Sau bao nỗ lực và kiên trì đồng hành cùng con, giờ đây chị Phương đã bước đầu hái được những trái ngọt đầu tiên, đó là việc con giao tiếp, hòa đồng và học tập tốt như các bạn đồng trang lứa. 'Chỉ cần nhìn thấy con như vậy là tôi hạnh phúc lắm rồi', chị nói.
Thạc sĩ tâm lý lâm sàng Hoàng Quốc Lân, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ tinh thần (Bệnh viện đa khoa Phương Đông) cho rằng, chính sự hiểu biết và nhận thức đầy đủ về tự kỷ đã khiến người mẹ trên 'cứu' được con mình ra khỏi định kiến, đồng hành cùng con để có được thành quả như ngày hôm nay.
Thạc sĩ Lân cho rằng, mỗi trẻ tự kỷ sẽ có hướng can thiệp khác nhau để phù hợp với từng cá thể.
'Tôi xin khẳng định rằng, tự kỷ không phải là bệnh', thạc sĩ Hoàng Quốc Lân nói và cho biết thêm rằng, tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh có cơ sở sinh học, chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên có những giả thuyết cho thấy có thể liên quan đến sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và các tác động từ môi trường.
Trong đó, các yếu tố nguy cơ từ môi trường, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe và thể chất của người mẹ trong thai kỳ, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường có thể dẫn đến những bất thường trong cấu trúc và chức năng não, từ đó ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và nhận thức của trẻ trong quá trình phát triển.
Chính vì chưa xác định được nguyên nhân, nên tự kỷ cũng không thể điều trị khỏi, vì thế tự kỷ không gọi là bệnh mà là một dạng rối loạn phát triển được đặc trưng bởi sự thiếu hụt bởi hai yếu tố chính là tương tác giao tiếp và có các sở thích hành vi định hình lặp lại.
Dù không phải bệnh và không chữa được, nhưng rối loạn phổ tự kỷ hoàn toàn có thể trị liệu được và cho những kết quả khả quan tùy vào từng giai đoạn phát hiện và can thiệp. 'Với trẻ tự kỷ, cần can thiệp càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là giai đoạn vàng trẻ dưới 3 tuổi và mỗi trẻ đều có các kế hoạch giáo dục, can thiệp khác nhau tùy vào mỗi khó khăn và mức độ của từng trẻ. Các chương trình can thiệp được xếp vào các nhóm chính như sau: Các can thiệp dựa trên hành vi; can thiệp về sự phát triển; can thiệp dựa trên trị liệu; can thiệp dựa trên y sinh học; can thiệp tổng hợp; can thiệp dựa trên gia đình.
Thực tế, có nhiều trẻ phát hiện sớm, khi các biểu hiện còn rất nhẹ, được can thiệp kịp thời nên cho kết quả rất tốt. Khi đó, trẻ hoàn toàn có thể thích nghi, kết nối, tham gia các hoạt động và giao tiếp với môi trường xung quanh', thạc sĩ Lân chia sẻ.
Thạc sĩ Hoàng Quốc Lân đang tư vấn với người nhà có trẻ bị tự kỷ về hướng can thiệp phù hợp. Ảnh: Lê Phương.
Để phát hiện sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ, vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng, khi phát hiện trẻ bất thường về ngôn ngữ (chậm nói), hành vi (lặp lại), vận động (chậm đi), nhận thức (gọi tên không phản ứng)… thì hãy đi khám để được phát hiện sớm tự kỷ (nếu có). Với nhóm trẻ ở lứa tuổi lớn hơn, khi đó ngoài gia đình thì nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và phối hợp can thiệp. Tuy nhiên, đa số trẻ tự kỷ đều bộc lộ biểu hiện ngay khi còn nhỏ, khi trẻ quá 5 tuổi mới phát hiện dù vẫn can thiệp được nhưng sẽ khó khăn hơn.
Link báo gốc:
Copy link
https://kienthuc.net.vn/doi-song-giai-tri/dung-ai-noi-con-mac-benh-tu-ky-loi-khan-cau-cua-nguoi-me-va-khang-dinh-danh-thep-tu-chuyen-gia-2093607.html
-
1Top 10 cú lừa trong ngày Cá Tháng Tư kinh điển nhất lịch sử
-
2Nữ sinh lớp 12 gây tranh cãi khi diện áo dài quá gợi cảm
-
3'Phú bà' Lucie Nguyễn mang thai lần 3, bao giờ làm đám cưới?
-
4ViruSs kiếm tiền giỏi cỡ nào?
-
5Sợ mốc, 'đại gia' mang 4,6 tỷ tiền mặt phơi giữa đường
-
6Chị em rủ nhau cắm hoa súp lơ, thành quả đẹp không tưởng
-
7Loại thực phẩm giàu canxi hơn sữa, nên bổ sung thường xuyên
-
8Người đàn ông 50 tuổi tử vong sau cú hắt hơi
-
9Trò đùa 'siêu đỉnh' Cá tháng Tư của các thương hiệu lớn
-
10Loại gỗ là 'báu vật tâm linh' của Việt Nam, thế giới tìm mỏi mắt
-
11Cô gái Trung Quốc chọn sống trong nhà vệ sinh để tiết kiệm tiền
-
12'Ông hoàng, bà chúa' từng dính cú lừa ngày Cá tháng Tư
-
13Đoàn Văn Hậu tận hưởng bên gia đình
-
14'Đừng ai nói con mắc bệnh tự kỷ' – lời khẩn cầu của người mẹ và khẳng định đanh thép từ chuyên gia
-
15Tòa nhà 'bọc' lớp ngói vảy cá 'nổi bần bật' giữa Hà Nội
-
16Nữ cầu thủ 2007 tên độc lạ gây sốt nhờ vẻ ngoài xinh xắn
-
17Hàng trăm căn hộ chung cư nứt tường nghi do rung chấn động đất
-
18Nga phát hiện virus lạ gây sốt và ho ra máu
-
19ĐH Bách Khoa TP HCM: Trong một ngày, Cty Hiền Phương trúng 2 gói xây lắp
-
20Hoa mộc miên thắp lửa bên ngôi chùa 600 tuổi ở Ninh Bình
- Vừa trở lại, Myra Trần đã 'tính kế' đưa cải lương vào âm nhạc
- Hot girl xứ Nghệ diện áo hai dây khoe sắc bên bờ biển
- Cựu thành viên nhóm Mây Trắng đẹp quyến rũ khi đi biển
- Bất ngờ thông tin diễn tiến vụ bảo vệ Bến xe Đồng Nai dùng súng điện dí vào hành khách
- Bất ngờ lý lịch các đối tượng chặn xe khiến bé trai 2 tuổi bị thương, gây phẫn nộ dư luận
- Bạn gái HIEUTHUHAI sở hữu phong cách thời trang ngắm là yêu
- Midu và chồng xuất hiện với hình ảnh 'tổng tài và cô vợ nhỏ'
- Kinh hãi xe hút bồn cầu vừa xong liền mang đổ ra sông
- Cả showbiz đến ôm MONO, vắng mỗi anh trai Sơn Tùng M-TP
- TP HCM mong muốn hợp tác với các địa phương của Bỉ
- Vợ Thành Chung nhan sắc ngọt ngào tiểu thư, mặt mộc vẫn cuốn hút
- Bật đèn ngủ khiến trẻ dậy thì sớm, giảm thị lực?
- Thay đồ giữa trời lạnh, hot girl hút 30 triệu view
- Tìm thấy thi thể hoa hậu du lịch Myanma sau trận động đất
- U17 Việt Nam tìm cơ hội đến World Cup
- Dự đoán ngày mới 5/4/2025 cho 12 con giáp: Dần suôn sẻ
- Bên trong căn hộ 150m2 tối giản của NSƯT Thái Sơn
- Theo đuổi phong cách nóng bỏng, nữ streamer nhận 'mưa' donate
- Nàng thơ lai Tây của Hieuthuhai, gợi cảm làm netizen 'chao đảo'
- Khủng long khổng lồ lộ diện ở Mông Cổ, chuyên gia sửng sốt vì...
- Bộ GD-ĐT: Bậc THCS, THPT sẽ phải dạy 2 buổi/ngày
- Diện váy quây, nữ coser YuGi Kiều Oanh khoe vòng 1 'tràn viền'
- Kiều Trinh 'Mùa len trâu' trễ nải vòng một với váy áo xẻ sâu
- Chấn động Vanga tiên tri thế giới năm 2025: Một điều đã ứng nghiệm!
- Liệu pháp tế bào gốc tạo hy vọng điều trị cho trẻ tự kỷ
- Xuất hiện hot girl 'dạy vẽ' khiến anh em không muốn rời mắt
- PGS Trần Ninh: Khai mở bí ẩn về rêu, hồi sinh trà hoa vàng
- Bắt khẩn cấp các đối tượng gây rối trật tự công cộng
- Người đẹp Hàn Quốc vòng một 'khủng' đối lập gương mặt trẻ thơ
- Dự kiến chia cổ tức 16%, Vinaconex làm ăn sao?
- Tảng đá dát vàng nằm ở vị trí 'hiểm' đứng vững trước động đất
- Mở mộ cổ 700 năm, sững người thi hài mỹ nhân vẹn nguyên hoàn hảo
- VFF lần đầu phạt nặng trọng tài sai phạm
- Cách tính điểm thi lớp 10 THPT công lập và trường chuyên tại Hà Nội
- Hà Anh Tuấn, Bùi Lan Hương hội ngộ Phan Mạnh Quỳnh trong concert Chuyến Tàu: Mùa Xuân ở Hà Nội
- Ngắm 'bóng hồng' lên tàu vào Nam tham gia lễ diễu binh dịp 30-4
- Sửa nghị định để khai thác máy bay COMAC của Trung Quốc tại Việt Nam
- Giá vàng hôm nay 04/04: Bất ngờ rơi thẳng đứng?
- Sáng 5-4, 'Đưa trường học đến thí sinh' tại TP HCM
- Bản hùng ca bất tử 60 năm Hàm Rồng chiến thắng
- VIDEO: Công binh Việt Nam kể giây phút chạm tay nạn nhân động đất Myanmar qua lỗ đục bê tông
- Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Xe chở vật liệu lùi cán tử vong một cháu nhỏ
- Tuyển Việt Nam còn cách tốp 100 FIFA 9 bậc
- VFF lần đầu phạt nặng trọng tài FIFA mắc sai phạm
- Phát hiện con vắt dài hơn 6 cm sống trong mũi bệnh nhân
- Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm thấy thêm 3 thi thể nạn nhân động đất Myanmar
- Cứu sống bệnh nhân tắc động mạch phổi bằng kỹ thuật tiêu sợi huyết
- Người đàn ông nghi bị mẹ kế giam cầm suốt 20 năm
- Bắt khẩn cấp nhóm đối tượng hành hung khiến bé 2 tuổi bị thương