Tình yêu muôn hình vạn trạng, con người khi yêu cũng vô vạn mẫu hình. Có một kiểu người mà chúng ta dễ dàng bắt gặp chính là người luôn yêu mãnh liệt, dành mọi tình cảm cho đối phương. Ta có thể mô tả tình yêu quá mức này bằng cụm từ 'overlove'.
Cùng tìm hiểu overlove là gì trong tình yêu, dấu hiệu nhận biết người overlove là như thế nào trong bài viết dưới đây.
Overlove là gì?
'Overlove' là một thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là 'tình yêu quá mức'. Đây là khái niệm miêu tả một tình yêu mà một trong hai có xu hướng yêu đối phương nhiều hơn.
Overlove có thể khiến một người có thể mất khả năng đánh giá khách quan về mối quan hệ của mình, dẫn đến những những trạng thái tình cảm không lành mạnh hoặc xây dựng mối quan hệ không cân bằng.
Overlove trong tiếng Anh là sự kết hợp của từ over- (quá, quá mức) + love (tình yêu).
Overlove là trạng thái một người yêu đối phương quá mức - Ảnh: Canva
Biểu hiện của overlove trong tình yêu
Sau đây là một số biểu hiện thường nhận thấy ở những người overlove:
Quan tâm quá mức
Người overlove có xu hướng dành nhiều thời gian và năng lượng để quan tâm và chăm sóc cho người mình yêu. Đôi khi sự quan tâm này có thể khiến họ quên cả việc chăm sóc bản thân và các mối quan hệ khác.
Khao khát được gần gũi với người yêu
Người overlove có thể cảm thấy không thoải mái hoặc trống vắng khi không có người yêu bên cạnh. Họ luôn muốn hiện diện trong cuộc sống của đối phương và cần sự hiện diện của đối phương để cảm thấy an toàn và bình tĩnh.
Người overlove sẽ phụ thuộc và mong muốn sự gắn bó sâu sắc với người mình yêu - Ảnh: Dribble
Kiểm soát và ghen tuông
Sự ghen tuông có thể xuất phát từ sự lo lắng về việc mất đi người mình yêu. Điều này dẫn đến việc cố gắng kiểm soát, không cho người yêu có khoảng thời gian và không gian riêng tư.
Phụ thuộc quá mức vào người yêu
Đối với người overlove, tình yêu chiếm phần lớn trong cuộc sống và người yêu là 'người toàn năng'. Họ có thể trao cả cuộc đời cho người mình yêu. Vì vậy, họ cảm thấy cần phải phụ thuộc vào đối phương để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hoặc cảm thấy hạnh phúc.
Cho đi tất cả
Người overlove sẽ đặt đối phương ở vị trí ưu tiên. Họ muốn chiều đối phương một cách tuyệt đối, chỉ cần người ấy vui lòng thì có thể làm bất cứ việc gì.
Không chấp nhận các ranh giới
Khi người kia đặt ra các ranh giới hay yêu cầu khoảng thời gian riêng cho bản thân, hay đơn giản là thấy người kia vui vẻ và hạnh phúc khi ở bên cạnh gia đình và bạn bè lại khiến người overlove cảm thấy tủi thân, nghĩ rằng sao người kia có thể vui đến vậy khi không có mình.
Nhìn chung, việc overlove trong tình yêu có thể gây ra một số vấn đề giữa cả hai, khiến tạo nên mối quan hệ toxic, không lành mạnh.
Yêu người ta nhưng cũng nhớ yêu bản thân mình nữa - Ảnh: Dribble
Ưu điểm và khuyết điểm của người overlove
Người overlove có những ưu điểm và khuyết điểm như sau:
Ưu điểm
Sự cam kết mạnh mẽ: Người có overlove thường có sự cam kết mạnh mẽ và sâu sắc đối với người yêu của họ.
Sự chăm sóc tận tụy: Họ có thể là những người bạn đồng hành tuyệt vời, luôn sẵn lòng chăm sóc và hỗ trợ người yêu của mình trong mọi tình huống.
An toàn và ổn định: Sự ổn định và sự cam kết của người có overlove có thể làm cho đối tác cảm thấy an toàn và tin tưởng trong mối quan hệ. Họ có xu hướng mang đến một mối quan hệ bền vững.
Khuyết điểm
Quá phụ thuộc: Sự overlove có thể dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào đối phương, gây ra sự không cân bằng và thiếu tự lập trong mối quan hệ.
Ghen tuông và kiểm soát: Sự overlove thường đi kèm với sự ghen tuông và kiểm soát, có thể gây căng thẳng và xung đột trong mối quan hệ.
Mất cân bằng trong cuộc sống cá nhân: Người có overlove có thể hy sinh quá nhiều cho mối quan hệ, làm mất cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và mối quan hệ.
Dễ tổn thương: Khi một mối quan hệ gặp khó khăn hoặc tan vỡ, họ sẽ cảm thấy đau khổ và tổn thương.
Yêu mù quáng: Overlove có thể làm mất đi khả năng nhìn nhận và làm cho người overlove không nhận ra những dấu hiệu bất ổn trong mối quan hệ.
Tóm lại, người overlove có thể mang lại mối quan hệ ổn định nhưng lại thiếu cân bằng. Họ sẽ là người chăm sóc chu đáo và tận tụy nhưng lại phụ thuộc và đầy chiếm hữu. Để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh, cần thiết phải có sự cân bằng, tự do và sự tin cậy. Mỗi người cần cân nhắc và tìm ra mức độ yêu thương phù hợp để đảm bảo sự hạnh phúc và sự phát triển bền vững trong mối quan hệ tình yêu.
Để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh, cần có sự cân bằng giữa cả hai - Ảnh: Internet
Overlove là gì trên Facebook, TikTok?
Trên các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok, các bạn trẻ cũng sử dụng từ overlove với ý nghĩa là yêu thương quá mức. Một số hành vi overlove có thể thấy trên mạng xã hội như:
Bình luận và like liên tục: Đây có thể là việc bày tỏ tình cảm quá mức. Bạn luôn trông đợi người đó cập nhật để bình luận và like mọi bài đăng của người đó.
Chia sẻ ảnh và thông tin cá nhân: Việc chia sẻ quá nhiều thông tin và ảnh của người khác trên trang cá nhân của bạn có thể được coi là oerlove. Điều này có thể làm người khác cảm thấy không thoải mái vì quyền riêng tư bị xâm phạm.
Nhắn tin liên tục: Việc gửi tin nhắn liên tục cho người khác có thể bị xem là overlove. Điều này có thể gây ra sự khó chịu và áp lực cho người nhận.
Người overthinking gặp overlove là gì?
Khi lướt mạng xã hội, bạn có thể bắt gặp nội dung 'người overthinking gặp overlove'. Câu này muốn mô tả một cặp đôi khá phù hợp và thú vị.
Người overthinking là người nghĩ nhiều, trong khi người overlove là người yêu thương quá mức. Khi người overthinking đang rơi vào trạng thái nghi ngờ, thiếu an toàn, người overlove sẽ vì yêu thương mà không bỏ mặc họ trong mớ hỗn độn của cảm xúc.
Một đoạn tin nhắn của người overlove an ủi người overthinking - Ảnh chụp màn hình
Làm thế nào để không bị overlove?
Để khắc phục overlove và tạo ra một mối quan hệ lành mạnh và cân bằng, bạn có thể thực hiện những điều sau:
Tôn trọng những giới hạn: Hãy tôn trọng những giới hạn cá nhân để cả hai vẫn giữ được sự độc lập và tự chủ trong mối quan hệ.
Học cách tự chăm sóc: Hãy học cách chăm sóc bản thân và tìm kiếm sự hạnh phúc từ bên trong thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
Trò chuyện và lắng nghe: Thảo luận với người yêu về những cảm xúc, mong muốn và nhu cầu của cả hai trong mối quan hệ để hiểu nhau hơn.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói: 'Nếu bạn yêu một ai đó, hãy để cho người ấy cảm thấy tự do.' Hãy nhớ rằng, tình yêu luôn đẹp và giúp con người hạnh phúc hơn, sống trọn vẹn hơn. Đừng để cảm xúc của mình khiến tình yêu trở nên ngột ngạt và mình bị đánh mất bản thân khi yêu.