Học sinh kiệt sức vì bài tập về nhà
Mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được đánh giá là giảm tải cho học sinh nhưng thực tế các em phải… "vắt chân lên cổ mà chạy", phờ phạc vì lịch học dày đặc, thức khuya làm bài tập về nhà
20/09/2023 22:49

Bài tập về nhà, các chuyên đề, dự án dù được xem là biện pháp giúp học sinh (HS) ôn luyện, củng cố kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học truyền thống nhưng chính điều này đang gây áp lực lớn lên HS. Tình trạng HS vật lộn với việc học đang diễn ra ở hầu hết các khối, lớp tại TP HCM.
Nửa đêm làm không hết bài tập
Chị Ngô Hồng, ngụ TP Thủ Đức, cho biết con chị học lớp 7, thường phải thức dậy lúc 5 giờ sáng để kịp hoàn thành bài tập về nhà vì tối làm không kịp. 'Xót con, tôi nói cháu cố gắng hoàn thành vào buổi tối để sáng ngủ được đủ giấc nhưng tối con thức không nổi, vừa làm bài vừa ngủ gật. Không hiểu chương trình thế nào, đã học 2 buổi ở trường mà con làm bài tập đến nửa đêm vẫn chưa hết bài' - chị Hồng nói.
Em L.T., HS một trường THCS tại quận 1, cho hay mới 2 tuần học đầu của lớp 8, em gần như kiệt sức do học 2 buổi ở trường, tối phải làm nhiều bài tập. 'Cô giáo yêu cầu làm dự án, chuyên đề. Muốn làm dự án, chúng em phải đi thực tế, quay clip, thiết kế bài sau đó thuyết trình, mà hầu như môn nào cũng có chuyên đề. Nhiều môn học đồng loạt làm chuyên đề, từ nghiên cứu khoa học, sản phẩm của STEM, hoạt động trải nghiệm tiếng Anh… Năm sau vào lớp 9, em muốn tập trung học 3 môn để thi lớp 10 nhưng hầu như không còn thời gian học thêm nữa' - em L.T. bày tỏ.
Bậc THCS đã vậy, THPT càng áp lực hơn. Chị Nguyễn Thị Kim Oanh, ngụ huyện Hóc Môn, nói con gái chị năm nay học lớp 12, phải 'chạy học' như… chạy sô. 'Ngoài 2 buổi đến trường, ngày nào cháu cũng phải đi học thêm các môn toán, vật lý, tiếng Anh, tối phải làm bài tập cho kịp các tiết học của hôm sau. Gần như đêm nào cháu cũng ngủ sau 24 giờ, không có nhiều thời gian ngủ, nghỉ' - chị Oanh than thở.
Theo thầy Võ Kim Bảo, giáo viên (GV) Trường THCS Nguyễn Du (quận 1), thường thì GV nào cũng giao bài tập về nhà cho HS nhưng tùy mỗi thầy cô sẽ có cách giao bài khác nhau. Nếu việc giao bài tập về nhà không khoa học, phù hợp sẽ tạo áp lực, khiến HS xem đó là cực hình. 'Tôi thường giao bài tập nhưng cho các em một tuần, thậm chí 2 tuần để chuẩn bị, không giao theo ngày. Hoặc cũng có thể lên lớp làm bài tập theo dạng đề mở, HS được thoải mái dùng tài liệu, các em không phải học văn mẫu và cách đánh giá cũng nhẹ nhàng để HS không cảm thấy áp lực' - thầy Bảo nói về cách giao bài tập của mình.
Một dự án mini môn lịch sử được thực hiện trong vòng 15 phút tại Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP HCM) Ảnh: Tuấn Quỳnh
Cái gì cũng yêu cầu làm dự án!
Mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được đánh giá là giảm tải cho HS, dạy học theo hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất nhưng có một thực tế là hầu hết HS phải…. vắt chân lên cổ mà chạy. Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3), khẳng định nếu mang chương trình cũ ra so sánh sẽ thấy chương trình mới đã giảm tải nhiều, đầu tiên là giảm số môn học. Tuy nhiên, nhiều GV bị áp lực đổi mới phương pháp nên cái gì cũng yêu cầu làm dự án.
Từ thực tế là người thường xuyên tổ chức các dự án để HS thực hành, trải nghiệm, theo thầy Du, đối với các dự án, chuyên đề có thể tích hợp nhiều môn, một đề tài, một sản phẩm lấy điểm nhiều môn, như vậy sẽ không gây áp lực cho HS. Nguyên tắc khi giao HS thực hiện dự án là bảo đảm tính vừa sức, thời gian yêu cầu hoàn thành 1-2 tuần cho HS chuẩn bị. Hình thức bài tập mới mẻ, vận dụng nhiều phương pháp, không bắt HS học thuộc lòng.
Theo ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, đối với các trường thực hiện dạy 2 buổi/ngày từ bậc THCS, theo quy định, hạn chế giao bài tập về nhà cho HS. Còn ở bậc tiểu học, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là chương trình 2 buổi/ngày, quy định không giao bài tập về nhà cho HS, mọi kiến thức, bài tập được giải quyết trên lớp. Riêng đối với việc yêu cầu làm dự án ở các trường, theo ông Minh, GV phải giao nhiệm vụ cụ thể. Ông Minh lưu ý: 'Trong kế hoạch của nhà trường, GV phải có kế hoạch cụ thể theo kế hoạch chuyên môn của tổ chuyên môn. Cái nào dự án, cái nào chuyên đề phải phù hợp với đối tượng HS. Làm cái gì, làm như thế nào, HS có nhiệm vụ gì, yêu cầu sản phẩm thế nào phải thông báo rõ'.
Ông Minh cũng nhìn nhận áp lực của HS là rất lớn do phải đi học thêm. Nhiều phụ huynh hiện còn tâm lý phải cho con đi học thêm, học đến 17 giờ ở trường xong còn cho con đi học thêm nhiều môn khác, đến khuya chưa về đến nhà nên không còn thời gian chuẩn bị bài cho ngày hôm sau.
Giáo viên cũng than quá tải
Không những HS quá tải, nhiều GV cũng đang kêu trời vì khối lượng công việc quá nhiều, phải kiêm thêm nhiệm vụ. 'GV ngữ văn phải kiêm thêm nhiệm vụ dạy tiết giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, chuyên đề sinh hoạt dưới cờ. Hơn nữa, kể từ khi có quy định ít nhất 35% khối lượng bài giảng của GV giao qua hệ thống học tập trực tuyến LMS để HS tự học thì GV càng thêm quá tải.
'Không phải chỉ một môn, trong tình hình thiếu GV, mỗi thầy cô phải làm thêm phần việc của môn học khác, thứ bảy, chủ nhật cũng phải làm, khối lượng công việc là 135% chứ không phải 100% nữa' - GV một trường tại quận 1 cho biết.
Link báo gốc:
Copy link
https://nld.com.vn//giao-duc-khoa-hoc/hoc-sinh-kiet-suc-vi-bai-tap-ve-nha-2023091821310269.htm
-
1Hiệu trưởng lên tiếng về hình ảnh suất ăn bán trú lèo tèo ở Đà Nẵng
-
2Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của học sinh cả nước
-
3Sở GDĐT Nam Định chỉ đạo làm rõ phản ánh về vi phạm dạy thêm
-
4Kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 lần thứ XXIX: Hai trường chuyên của TP Hồ Chí Minh dẫn đầu về số huy chương
-
5Học sinh lớp 12 cả nước sẽ thi thử tốt nghiệp THPT 2025
-
6Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về đề xuất học 2 buổi/ngày
-
7Bài dự thi Cuộc thi viết 'Người thầy kính yêu': Cô đã thắp lên những ước mơ
-
8Nữ giáo viên bị 'tố' kiểm tra vùng kín của trẻ mầm non
-
9Hà Nội công bố phương án tuyển sinh lớp 10 trường tư thục vào 18/4
-
10Nữ sinh lớp 10 bị bạn khác trường đánh túi bụi
-
11Hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025
-
12Lớp học thông minh thời AI: Khi người thầy không còn đơn độc
-
13Hà Nội dự kiến tăng 3% số học sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026
-
14Cảnh báo hệ lụy từ các tổ hợp xét tuyển 'lạ'
-
15Sinh viên IT HUTECH tìm cơ hội việc làm, thực tập ngay tại trường đại học
-
16Đam mê khoa học cơ bản nhưng học sinh đắn đo chọn trường đại học
-
17Gần 1/3 bài thi 'thử' tốt nghiệp THPT 2025 của học sinh Hà Nội dưới 5 điểm
-
18Sinh viên TP HCM xem kể chuyện sử để nhớ về hào khí dân tộc
-
19Hà Nội: Không để xảy ra tình trạng phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ
-
20Có nên tổ chức dạy học hai buổi một ngày ở bậc THCS và THPT?
- Biển số xe máy 'ngũ quý 9' ở TP HCM bán đấu giá 2,68 tỉ đồng
- Bộ GD-ĐT 'tuýt còi' các trường dùng tổ hợp 'lạ' để xét tuyển
- Vụ người đàn ông bị đánh gục xuống đường sau va chạm giao thông: Tạm giữ 1 đối tượng
- Thứ không ai muốn thấy lại vừa xuất hiện giữa rừng Quảng Bình
- NSND Mỹ Uyên tuyên bố là 'fan' của Victor Vũ
- Thiết lập ECMO cứu sống NSND Thanh Tuấn bị nhồi máu cơ tim cấp
- Tỷ phú nào mất nhiều tiền nhất sau thuế quan của ông Trump?
- Thu hồi lô dầu gội dược liệu của Công ty Sao Thái Dương
- Ngôi nhà gắn 10.000 cổ vật, khách trả 20 tỷ không bán
- Thẩm mỹ viện và Y khoa Quốc tế bị xử phạt 45 triệu đồng
- Một người tử vong trong trung tâm thương mại lớn tại quận 10, TP HCM
- Người đàn ông lắp biển quảng cáo bị điện giật rơi bất tỉnh
- Công an Quảng Nam bắt đối tượng vừa ra tù đã gây án
- Sự thật kinh hoàng loài thủy quái săn mồi to ngang sân bóng cricket
- Kiểm tra xác ướp 7.000 tuổi, hé lộ dòng dõi con người mới
- Cháy viện dưỡng lão ở Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng
- Cắt cỏ đụng trúng vật thể lạ, chuyên gia lập tức phong toả hiện trường
- Điểm những vụ tử vong khi tham gia giải chạy marathon
- Út Khờ của phim Địa đạo - Nàng thơ triển vọng của điện ảnh Việt
- Clip: Xúc động học sinh gạ 'bán gạo' cho thầy giáo để mua bút
- Một cán bộ huyện ủy nghỉ hưu trước tuổi được đề nghị hưởng chế độ hơn 2,46 tỉ đồng
- Thương vong mới nhất vụ sập mái hộp đêm ở Cộng hòa Dominica
- Loạt Giám đốc Sở ở Thanh Hoá nghỉ hưu, chuyển công tác
- Vụ cướp tiệm vàng ở TP Cam Ranh: Sau gần 2 năm vẫn bế tắc
- Cận cảnh dự án chỉnh trang Bãi Sau Vũng Tàu trước hạn bàn giao
- Hàng trăm người gãy tay chân, chấn thương sọ não do té ngã khi hái tiêu
- Phạt 330 triệu đồng đối với Công ty Clark Material Handling Việt Nam
- Buôn ma túy rồi xuất ngoại để trốn truy nã
- Công an Đồng Nai mời tài xế xe đầu kéo tông gãy cần chắn tàu lên làm việc
- Hà Nội: Không để xảy ra tình trạng phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ
- MC Huyền Trang VTV tung ảnh tình tứ với bạn trai cầu thủ
- Bắt giữ đối tượng trốn truy nã người Trung Quốc
- Bình Thuận: Gói lắp đặt màn hình Led tại Công viên Cầu Ngựa về tay Nguyên Luân
- Mua xăng đốt xe máy người yêu do mâu thuẫn
- Bình Phước dự kiến chỉ còn 48 phường, xã sau sắp xếp
- Có nên tổ chức dạy học hai buổi một ngày ở bậc THCS và THPT?
- Mẹ biển - Tập 17: Ba Sịa khóc thú nhận không còn khả năng làm đàn ông
- Cha tôi, người ở lại - Tập 23: Sếp ngậm hoa hồng tặng bạn gái cùng công ty
- Chồng ôm thi thể vợ khóc ngất giữa đường
- Triệt phá tụ điểm đá gà quy mô lớn
- Kịp thời ngăn chặn nhóm thanh niên hỗn chiến trong đêm ở Bình Thuận
- MC Thanh Bạch ra sao sau khi rơi xuống mương nước sâu 3m?
- Hai vai diễn của Hoa hậu Thùy Tiên trước lùm xùm
- Chồng cũ của Từ Hy Viên sắp lấy vợ mới, sẽ đón dâu bằng trực thăng
- Ảnh hiếm hoi về cuộc sống ở Liên Xô năm 1945
- Quảng Ninh: Nổ lớn ở nhà hàng bia, 3 người bị thương
- Công an TP HCM điều tra một vụ việc vừa xảy ra ở Bình Tân
- Băng nhóm mua bán, bào chế hơn chục kg ma túy lãnh án
- Kim Min Hee sinh con trai đầu lòng
- CLIP: Nhóm du khách dàn hàng ngang để chụp hình ở Măng Đen