Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo nằm ở thói quen sống, vì cuộc đời mỗi người thực ra là được tạo thành bởi vô số thói quen. Thói quen ăn uống, thói quen ngủ nghỉ, làm việc, học tập,… Người giàu có thói quen có thể kiếm được nhiều tiền hơn, theo thời gian, họ sẽ ngày càng giàu có. Còn người nghèo có thói quen khiến bản thân ngày càng nghèo hơn.
Thực ra chúng ta chỉ cần biết rõ người giàu rốt cuộc có những thói quen như thế nào, sau đó học tập thói quen đó của họ rồi sau này cũng sẽ trở nên giàu có hơn.
Người Do Thái được mệnh danh là một trong những dân tộc giàu có nhất trên thế giới, dân số của họ chỉ chiếm 0,5% toàn thế giới nhưng lại sở hữu tới 36% tài sản của toàn cầu. Ông trùm kinh doanh người Mỹ John Davison Rockefeller và những nhà sáng lập Google đều là người Do Thái, nếu như chúng ta có thể học tập được những thói quen của dân tộc này thì rất có khả năng sẽ có thể giúp chúng ta tạo ra nhiều của cải, tài sản hơn.
Vậy nguồn gốc của sự ưu việt của người Do Thái rốt cuộc là ở đâu? Người Do Thái từng tiết lộ 2 thói quen quan trọng
Học cách tiêu tiền thông minh
Người Do Thái cho rằng: 'Thói quen tiêu xài của một người, trên một mức độ nhất định có thể quyết định cuối cùng người này giàu có đến mức nào'. Nếu như chỉ dựa vào việc tích góp tiền để trở nên giàu có, vậy thì tiền của bạn có thể chỉ là số tiền mà bạn tiết kiệm được. Nếu như bạn đem số tiền này đi tiêu xài, để tiền sinh ra tiền, vậy thì số tiền bạn có được sẽ ngày càng nhiều hơn.
Một người thông minh và giàu có, anh ta chắc chắn sẽ biết cách tiêu tiền nhưng kiểu tiêu tiền này không phải là tiêu tiền một cách bừa bãi, mang đi mua những thứ không đáng mua. Bạn phải có thói quen tiêu tiền đầu tư cho chính mình, đầu tư vào những việc tiêu xài có ích cho tương lai, ví dụ như học tập một kỹ năng chuyên nghiệp, đọc sách đầu tư cho bản thân, tiêu tiền tổ chức các buổi ăn uống để kết nối các mối quan hệ.
Đương nhiên, những điều bên trên không phải là đầu tư một cách mù quáng cho bản thân. Việc tiêu tiền như thế nào cũng cần phải động não một chút, phải tiêu tiền một cách lý trí.
Thói quen tư duy sáng tạo
Chúng ta đều đã từng nghe về những câu chuyện người Do Thái kiếm được rất nhiều tiền, giống như 'tư duy bán nước', 'tư duy bán ớt', 'tư duy bán đồng',… Thực ra nếu quan sát tỉ mỉ những ví dụ thành công của họ thì sẽ không khó để phát hiện ra rằng phía sau sự thành công không thể thiếu hai chữ 'sáng tạo'.
Một người liệu có tư duy sáng tạo hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sự nghiệp của anh ta. Chúng ta bắt buộc phải nuôi dưỡng thói quen tư duy sáng tạo, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của chúng ta.
Những kẻ chỉ biết chạy theo trào lưu một cách mù quáng, thấy người khác làm gì thì bản thân cũng làm theo thì chắc chắn sẽ không thể nào trở nên giàu có được, vì bọn họ thiếu ý thức sáng tạo. Tư duy bán nước của người Do Thái đã nói cho chúng ta biết nếu muốn giàu có, phải học cách nhìn thấy những thứ mà người khác không nhìn thấy, giống như người Do Thái nhìn thấy cơ hội kiếm tiền từ việc bán nước trên đường đi đào vàng, từ đó kiếm được một số tiền lớn.
Thói quen nhìn nhận hy sinh và báo đáp
Nhiều người nói rằng: 'Hy sinh luôn tỉ lệ thuận với báo đáp' nhưng rất ít người có thể thực sự lý giải câu nói này một cách sâu sắc. Khi một người làm việc gì đó phải hy sinh một vài thứ nhưng lại không nhận được báo đáp, họ có thể sẽ nghi ngờ bản thân, nghi ngờ vận mệnh liệu có bất công với mình, thậm chí từ đó sẽ mất đi ý chí phấn đấu.
Nhưng muốn có được báo đáp, chúng ta buộc phải hy sinh đủ nhiều, đây là điều kiện tiên quyết. Thói quen nhìn nhận hy sinh và báo đáp của người Do Thái là: không xem trọng báo đáp, cứ hy sinh một thời gian trước rồi hãy nói. Nếu như chúng ta muốn thành công thì thói quen này rất đáng để học tập. Vì đa số mọi người đang có thói quen ngược lại, luôn chỉ nghĩ tới có được báo đáp, rồi sau đó mới hy sinh.
Từ những thói quen trên, đầu tư vào bản thân là một điều chắc chắn có lời chứ không lỗ, cho dù thế giới này có thay đổi như thế nào thì trí tuệ trong đầu bạn mãi mãi sẽ không bị cướp đi, đầu tư học tập, đọc sách là cách đầu tư thông minh nhất.
Trí tuệ tiền bạc của người Do Thái
Thực ra sở dĩ người Do Thái có thể tỏa sáng ở mọi lĩnh vực trên thế giới, gặt hái được nhiều thành tựu như vậy chính là vì họ coi trọng, sùng bái trí tuệ và học tập, họ đam mê với việc 'hấp thu dinh dưỡng' từ sách vở. Nếu như mọi người vẫn đang thấy mất phương hướng giữa ngã tư đường thì có thể đọc thử cuốn 'Talmud' - Cội nguồn tri thức của dân tộc Do Thái.
Trong 'Talmud' có một câu khuyên răn: 'Nghèo cũng cần phải đứng trong đám người giàu'. Người xưa có câu: 'Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng', bạn lựa chọn ở gần với ai thì bạn sẽ trở thành người giống như anh ta. Tư duy của người giàu và người nghèo có sự chênh lệch rất lớn, bạn khi đứng trong đám người giàu thì sẽ càng dễ thoát khỏi tư duy của người nghèo. Dần dà, bạn sẽ học được cách đối nhân xử thế, cách kiếm tiền của người giàu, dần dần sẽ có được cách tư duy của người giàu.
Tiếp xúc với người giàu, bạn sẽ có cơ hội được họ giúp đỡ. Cho dù không có được sự giúp đỡ thì khi đứng trong đám người giàu, bạn có thể cảm nhận được sâu sắc khoảng cách giữa bạn với người giàu là lớn đến mức nào, từ đó sẽ có động lực trở thành người giàu như họ. Cuốn 'Talmud' từ 4 phương diện kinh doanh, ứng xử, giáo dục và tài ăn nói đã tổng kết tổng thể trí tuệ của dân tộc Do Thái, hệ thống hóa và toàn diện hóa trong việc viết ra cách tư duy, chiến lượng làm giàu, triết học ứng xử và cách giáo dục của người Do Thái.
Vài ngàn năm nay, 'Talmud' đã tu dưỡng cho người dân Do Thái từ đời này qua đời khác, cho dù là Karl Marx, Einstein, hay là Freud, Spinoza, họ đều chịu ảnh hưởng sâu sắc. Có thể thấy, 'Talmud' có ý nghĩa chỉ dẫn trong phương diện kiếm tiền đối với họ, họ có thể giàu có như vậy hoàn toàn không thể thiếu 'Talmud' – Cuốn sách văn hóa sáng lạn này của họ trong vài ngàn năm qua.
Einstein từng nói: 'Trí tuệ của nhân loại nằm trong đầu của người Do Thái, trí tuệ của người Do Thái nằm trong 'Talmud', không hiểu về 'Talmud' thì không thể hiểu được người Do Thái, không hiểu người Do Thái thì sẽ không thể hiểu được thế giới'. 'Talmud' đã hết lần này tới lần khác đưa người Do Thái từ dưới đáy vực lên rồi lại hết lần này tới lần khác ban cho người Do Thái trí tuệ. Cuốn sách này đã nói về rất nhiều lĩnh vực tài sản, trí tuệ, mưu lược, ứng xử, tu tâm dưỡng tính, tràn đầy trí tuệ của nhân loại và kế sách hóa giải những nguy cơ.
Nghèo túng và khốn khó không đáng sợ, điều đáng sợ là cách tư duy bị ràng buộc, bó hẹp. Thế nên, càng ở đáy vực, càng nên học tập trí tuệ, tích lũy sức mạnh của người Do Thái.