Cô gái gốc Việt lên báo Mỹ chia sẻ về cách kiếm và tiêu tiền ở xứ cờ hoa cùng bài học quan trọng nhất về tiền bạc
Chứng kiến nhiều biến cố của gia đình, cô gái gốc Việt rút ra bài học quan trọng nhất về tiền bạc, trở thành kim chỉ nam giúp cô cùng gia đình không phải đối mặt với nỗi lo cơm áo gạo tiền.
08/12/2020 15:00
Bài học quan trọng nhất về tiền bạc
Vào ngày 3/12, CNBC đã đăng tải câu chuyện của Kristina Trương, một cô gái gốc Việt 24 tuổi kiếm tiền và tiêu tiền như thế nào trên nước Mỹ đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Câu chuyện về Kristina Trương là một phần trong loạt phim Make It Millennial Money của CNBC, kể chi tiết về cách mọi người trên khắp thế giới kiếm tiền, chi tiêu và tiết kiệm tiền.
Không phải mọi sinh viên ra trường nào cũng ước mơ được sống cùng với bố mẹ và em gái nhưng với Kristina Trương, đó lại là một điều may mắn. Với gánh nặng 25.000 USD (gần 600 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại) từ khoản nợ sinh viên, cô gái 24 tuổi chuyển về nhà ở Fairfax, Virginia, sau khi tốt nghiệp Đại học James Madison năm 2018 để có thể nhanh chóng trả hết khoản nợ này.
Cô gái gốc Việt làm công việc quản lý dự án tại một công ty tư vấn kỹ thuật số ở khu vực Washington, DC, kiếm được 100.000 USD/năm (hơn 2,3 tỷ đồng). Đến cuối năm 2019, Kristina Trương đã trả hết nợ và thậm chí còn có một khoản tiết kiệm hơn 50.000 USD (hơn 1 tỷ đồng) và cô gái trẻ đang chuẩn bị ra ngoài ở riêng.
Kristina Trương, một cô gái gốc Việt 24 tuổi.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi đại dịch Covid-19 ập đến, cũng như nhiều người khác ở khắp mọi nơi, Kristina Trương đã phải cân nhắc lại kế hoạch của mình. Trước đó, cô cho rằng một mức lương ổn định có thể làm cô hài lòng. Thế nhưng, giờ đây quan điểm của Kristina đã thay đổi.
'Tôi từng đặt nặng vấn đề tiền bạc bởi tôi lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn. Hiện tại, mục tiêu của tôi không phải là kiếm nhiều tiền, mà là cảm giác thoải mái, sống không cần nghĩ xem tháng này sẽ phải trả tiền nhà hay các hóa đơn như thế nào', cô gái chia sẻ với CNBC.
Điều này rất quan trọng với Kristina Trương. Vào năm cô 8 tuổi, cha mẹ chuyển cả gia đình từ Virginia đến Phoenix, Arizona, nơi cha cô mua một ngôi nhà mà ông nghĩ rằng đó là một khoản đầu tư tốt. Mẹ cô mở một tiệm nail và cha mẹ cô đã gắn bó với nó được vài năm.
Tuy nhiên, vào năm 2008, thị trường nhà đất sụp đổ. Dần dần tiệm nail trở nên vắng khách hơn, bố mẹ cô quyết định bán căn nhà với giá lỗ và quay về Virginia sống cùng gia đình. Kristina không thể nào quên những ngày gia đình cô phải sống dưới áp lực của việc thanh toán các hóa đơn và vấn đề chỗ ở.
Gia đình của Kristina Trương.
'Tôi cảm thấy rất tội lỗi vì bản thân còn quá nhỏ và không thể làm được gì, trong khi tôi lại rất muốn giúp đỡ bố mẹ. Chứng kiến gia đình rơi vào hoàn cảnh như vậy quả thực rất khó khăn và không thể làm gì được', Kristina nói.
Mặc dù khi đó, Kristina Trương mới đang học cấp 2 nhưng trải nghiệm đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm của Kristina về tiền bạc. Kristina cho hay: 'Bài học quan trọng nhất mà tôi học được chính là luôn phải có một khoản dự trữ cho trường hợp khẩn cấp'.
Kristina đã bắt đầu đi làm thêm trong suốt thời gian học đại học để bắt đầu trả nợ trước khi tốt nghiệp (một người anh họ trả một nửa học phí cho cô) và tham dự càng nhiều sự kiện càng tốt để có thể được ăn miễn phí. Ngoài việc chi trả cho các nhu cầu cần thiết, Kristina cố gắng tiết kiệm càng nhiều càng tốt, để cả cô và gia đình mình luôn có một khoản dư giả.
'Khi còn nhỏ, phải chứng kiến cha mẹ chật vật với nỗi lo cơm áo gạo tiền đã khiến tôi có suy nghĩ không được để điều đó xảy ra với bản thân. Tiết kiệm và cẩn thận trong chi tiêu đã trở thành một thói quen của tôi từ ngày bé', cô gái gốc Việt chia sẻ.
Kristina Trương cùng bố mẹ khi còn nhỏ.
Ngay từ thơ bé, Kristina Trương hiểu sâu sắc về giá trị của tiền bạc.
Giúp đỡ gia đình
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Kristina đóng 400 USD (hơn 9 triệu) vào khoản trả góp 2.100 USD (hơn 48 triệu đồng) mỗi tháng của bố mẹ. Cô gái trẻ cũng trả tiền điện, nước, điện thoại và dành ra một khoản vài trăm USD để trả tiền học phí cho em gái. Khi mẹ Kristina mất việc vào đợt tháng 3 vừa qua vì Covid-19, cô bắt đầu hỗ trợ gia đình bằng cách thanh toán tiền nhu yếu phẩm và các khoản khác.
Kristina cho rằng đó là những điều tối thiểu nhất mà cô có thể làm cho gia đình. Bố mẹ Kristina nhập cư từ Việt Nam và quen nhau trong một lớp tiếng Anh. Cả hai đều sống cùng họ hàng trước khi họ kết hôn, làm việc 12 tiếng một ngày ở các nhà hàng, cửa hàng tiện lợi hoặc tiệm làm móng. Kristina, người đầu tiên trong gia đình đi học đại học, nói rằng tất cả điều này đều nhờ sự hy sinh của bố mẹ cô.
Bố mẹ chính là nguồn cảm hứng giúp cô gái trẻ làm việc chăm chỉ và biết sống tiết kiệm. Sự cẩn trọng về tài chính của cô gái này cũng một phần nhờ kiến thức về thuế và đầu tư từ những video YouTube. Cô dùng kiến thức và thu nhập của bản thân để giúp đỡ bố mẹ.
Hãy cùng xem cách chi tiêu của Kristina trong tháng 8/2020
Tiền tiết kiệm: 2.000 USD (46 triệu đồng) (tài khoản tiết kiệm lãi suất cao)
Tiền đầu tư: 1.366 USD (gần 32 triệu đồng)
Tiền quyên góp: 670 USD (hơn 15 triệu đồng)
Tiền nhà: 400 USD (hơn 9 triệu đồng) (góp vào khoản trả góp 2.100 USD)
Thực phẩm: 200 USD (gần 5 triệu đồng) (bố mẹ cô cũng góp một khoản)
Kinh doanh: 200 USD (tiền chạy quảng cáo và nguyên vật liệu cho District Cupcakes, cửa hàng bán cupcake của cô, em gái và mẹ).
Tiền điện: 160 USD (3,7 triệu đồng)
Tiền xe: 149 USD (3,4 triệu đồng) (tiền xăng, bảo hiểm xe và phí Uber)
Tiền điện, nước, Internet: 135 USD (3,1 triệu đồng)
Các chi phí khác: 103 USD (2,3 triệu đồng) (giải trí và mua sắm)
Kristina Trương cùng mẹ và em gái làm bánh.
Ngoài công việc hiện tại, Kristina còn điều hành District Cupcakes cùng mẹ và em gái. Cô dành vài trăm USD mỗi tháng cho tiền quảng cáo và nguyên vật liệu. Đầu năm 2020, cửa hàng nhận 20 đơn lớn cho đám cưới và sự kiện. Thế nhưng, việc kinh doanh đã bị ảnh hưởng do đại dịch và hiện tại, cửa hàng chỉ nhận các đơn cho tiệc sinh nhật và sự kiện nhỏ. Mẹ và em gái đảm nhiệm việc làm bánh còn Kristina phụ trách khâu tìm khách hàng, đóng gói và vận chuyển.
'Tôi luôn muốn giúp họ, nhưng cả mẹ và em gái luôn bảo tôi tốt nhất là nên tránh xa căn bếp ra', Kristina chia sẻ.
Mặc dù rất thích sống và làm việc cùng gia đình, Kristina vẫn muốn sở hữu căn nhà cho riêng mình một ngày nào đó. Cho đến lúc chuyển ra ở riêng, cô hy vọng có thể giúp bố mẹ có một khoản kinh tế ổn định hơn, trong đó Kristina đã lo học phí cho em gái mình suốt thời gian qua.
'Cảm giác để bố mẹ không phải lo nghĩ về việc trả nợ hay lo học phí của em gái, thật sự rất tuyệt. Nó làm tôi cảm thấy mình phấn đấu cho nhiều thứ hơn là việc chỉ lo cho bản thân', cô gái trẻ cho hay.
Kristina Trương cùng cha mẹ trong lễ tốt nghiệp trung học của em gái.
Nguồn: CNBC
Link báo gốc:
Copy link
https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/co-gai-goc-viet-kiem-len-bao-my-chia-se-ve-cach-kiem-va-tieu-tien-o-xu-co-hoa-cung-bai-hoc-quan-trong-nhat-ve-tien-bac-162200812140603019.htm
-
1Kiên Hoàng trước khi dính 'liên hoàn phốt': Cuộc sống sang chảnh bên vợ đẹp con xinh, đi xe sang, ở nhà tiền tỷ
-
2Phốt chồng phốt: Kiên Hoàng tiếp tục bị dân mạng tố nhân cách giả tạo, thích khoe của và 'khinh thường thượng đẳng'
-
3Lê Bống lại vừa pose kiểu ảnh kỳ quặc khiến dân tình tranh cãi: Vạch áo khoe 'bàn tay hư' nâng đỡ vòng 1
-
4Đi siêu thị, cô gái tóc vàng gây bão khi tụt quần khoe trọn vòng 3: 'Mình không ngại thì sao mấy bạn phải ngại giùm?'
-
5Sốc: Hot girl hàng trăm ngàn follow công khai rao bán ảnh 18+ của chính mình trên sóng livestream
-
6Hiện trường ám ảnh vụ nữ sinh năm nhất bị xe container cuốn vào gầm, thoát chết thần kỳ ở TP.HCM
-
7Hí hửng mua được ít cua đồng về nấu canh, đến khi mở cốp ôtô, chàng trai khóc dở mếu dở nhìn cảnh tượng bên trong
-
8Mua hàng online 'trình độ thượng thừa', shipper tự giác ném hàng vào nhà, không cần gọi điện, đọc tin nhắn là thấy 'uy tín luôn'
-
9Clip: Đột nhập vào nhà lấy được bóp tiền, 2 tên trộm chê ít liền quay lại phòng ngủ giật dây chuyền 20 triệu của khổ chủ
-
10Khai mạc Năm du lịch quốc gia 2021 ở Ninh Bình: Hang Múa tiếp tục 'hot'
-
11Cơ hội săn hàng nghìn Deal xịn giảm tới 70K khi đặt món qua NowFood
-
12Clip: Người đàn ông 'hổ báo' ngang nhiên chặn ô tô, rút côn đập vỡ kính xe trước cổng bệnh viện
-
13Hùng Dũng đang bắt đầu tập luyện hồi phục sau chấn thương, vợ chàng cầu thủ nhắn nhủ chồng cực ngọt
-
14Clip: Thấy người đàn ông lái ô tô cướp 2 thùng bia, bé gái liều lĩnh lao ra chặn đầu xe thì bị tài xế tông ngã
-
15Kiên Hoàng lên tiếng thừa nhận 'không bình tĩnh' khi mắng dân mạng là 'lũ trẻ con' do bị lên án 'PR lố bịch và giả trân'
-
16Clip: Tông mạnh vào xe buýt đang quay đầu, thanh niên té ngã giữa đường nằm co giật khiến nhiều người hoảng sợ
-
17Khoảnh khắc đẹp: Cậu bé cúi đầu cảm ơn khi được tài xế ô tô dừng xe nhường đường
-
18Bộ ảnh: Khám phá Hà Nội về đêm với chợ Long Biên không ngủ
-
19Chân ngắn lại đi xe SH, cô gái khiến dân mạng 'cười ra nước mắt' với màn 'hạ cánh' xuống xe khó nhọc
-
20Chiêu lừa đảo tinh vi của gái xinh dụ thanh niên mới quen lên bar: 13 phút mất toi 17 triệu đồng đầy cay đắng