Nghiện hàng hiệu: Khi những món đồ vừa nặng vật chất vừa nặng nợ
Mặc đẹp, hợp thời, phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân là cách thể hiện cách quản lý tài chính và lối sống văn minh.
16/03/2023 14:33

Giới trẻ Việt Nam không còn hiếm những người bạo tay chi tiền cho đam mê giày dép, thời trang hàng hiệu, trong đó có những tên tuổi lớn như Chanel, Gucci, LV hay Prada… có giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Theo hàng nghiên cứu thị trường Niesel, người Việt mê hàng hiệu đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc (74%) và Ấn Độ (59%). Công bố này chỉ rõ hơn một nửa số người được hỏi sẵn sàng chi tiền để mua hàng hiệu. Muốn sở hữu hàng hiệu có giá trị là nhu cầu chính đáng của người dùng nếu điều kiện kinh tế cho phép. Tuy nhiên, điều đáng bàn là một bộ phận dù không đủ điều kiện tài chính nhưng vẫn tìm mọi cách để "chạy" theo hàng hiệu, coi đây là cách thể hiện đẳng cấp hay giá trị của mình. Điều này dẫn tới nhiều hệ lụy cho chính họ và cả xã hội.
"Y phục phải xứng với kỳ đức, đang khó khăn mà dùng đồ đắt tiền quá, thậm chí dùng mà không hiểu tại sao nó có giá trị như thế. Tự nhiên mình không phù hợp với những món hàng hiệu mà nó đòi hỏi phải có sự hiểu biết về nó, người ta sẽ nói, sẽ nghĩ rằng mình là trưởng giả học làm sang", TS. Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ.
Điều gì tạo nên giá trị cho sản phẩm của các nhãn hàng cao cấp. Theo các chuyên gia, điều đầu tiên là chất lượng, từ kiểu dáng thời trang đến độ bền. Kế đến là giá trị thương hiệu, chiến lược marketing… và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, việc người tiêu dùng thích sở hữu hàng hiệu là tâm lý bình thường. Tuy nhiên, sẽ là bất thường khi ai đó muốn sở hữu hàng hiệu không phải do yêu thích chất lượng của chúng mà vì muốn được nổi bật và được đề cao nhờ thương hiệu của sản phẩm.
Lấy việc sở hữu hàng hiệu làm thước đo giá trị của con người, cách suy nghĩ có phần sai lầm này dẫn đến một số người tìm mọi cách xoay sở, vay mượn, thậm chí làm việc phi pháp để thỏa mãn cơn nghiện hàng hiệu. Từ đây, nhiều thói xấu khác bộc lộ như hợm hĩnh, khoe của, tính ganh ghét, đố kị, so bì về vật chất và cả sự giả dối.
Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng ANZ cho biết, so với người dân nhiều nước trong khu vực, tại Việt Nam nhiều khi việc mua sắm trở thành thú tiêu khiển như xem ti vi, đọc sách. Mua không phải cần thiết mà vì rảnh thì mua, hứng thì mua, thậm chí thấy buồn nên mua giải khuây. Cách chi tiêu tài chính tùy tiện cùng tâm lý sính đồ hiệu đã đẩy nhiều người vào cảnh nợ nần, khó khăn, bên ngoài long lanh nhưng bên trong thiếu trên thụt dưới, khó khăn trăm bề. Việc chạy theo hàng hiệu bất chấp khả năng tài chính cá nhân một mặt cũng cho thấy tâm lý thực dụng, đề cao giá trị vật chất của một bộ phận người dân, mặt khác thể hiện những quan điểm lệch lạc về đánh giá giá trị của con người.
"Sự phô trương và sĩ diện hão là tật xấu đã nhiều nhà nghiên cứu phê phán. Vấn đề ở chỗ mình là ai, mình hãy sống là chính mình chứ không phải là mình sống phụ thuộc vào người khác, làm để hơn người nay hay người kia, để sĩ diện hão. Những điều đó đều là phù phiếm. Hàng hiệu tốt, không có vấn đề gì cả nhưng hãy sử dụng nó chứ không phải để nó điều khiển mình", TS. Nguyễn Viết Chức cho biết.
Nghèo không phải bởi vì không kiếm được tiền mà bởi vì số tiền kiếm ra quá ít so với những thứ đã chi tiêu. Mặc đẹp, hợp thời, phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân là cách thể hiện cách quản lý tài chính và lối sống văn minh. Ngược lại, thể hiện bản thân bằng việc chạy theo những thứ khó với tới mà quên đi việc trau dồi tri thức, lối sống, giá trị cốt lỗi của bản thân dễ dẫn con người đi tới con đường lầm lạc, tỉnh táo để không trở thành những con thiêu thân quay cuồng lao mình vào thứ ánh sáng huyễn hoặc và phù phiếm.
Link báo gốc:
Copy link
https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/nghien-hang-hieu-khi-nhung-mon-do-vua-nang-vat-chat-vua-nang-no-20230316140223.htm
-
1Hai du khách nước ngoài đứng trên đường phố Quảng Nam xin cứu giúp
-
2CLIP: Cặp vợ chồng đi xe máy với tư thế không giống ai
-
3Công an mời bà Hoàng Hường lên làm việc
-
4Cụ bà U70 khí chất ngút ngàn, Gen Z chạy theo không kịp
-
5Cố leo ra 'mỏm đá tử thần' ở Hà Giang để sống ảo, du khách nước ngoài gặp nạn
-
6Dáng đi cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển nặng
-
7Những đất nước hạnh phúc nhất thế giới
-
8Tiến sĩ công nghệ 26 tuổi nhận lương hơn 23 tỷ đồng/năm
-
9Netizen 'xỉu up xỉu down' trước tân đại sứ thương hiệu mới của Traveloka
-
10Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?
-
11Trào lưu tiết kiệm tiền mặt giúp quản lý chi tiêu thời bão giá
-
12Ngủ kiểu này có hại cho tim mạch vô cùng: Người trẻ thường xuyên mắc
-
13'Mỏm đá tử thần' và loạt điểm check-in cực đẹp tại Hà Giang
-
14Cà Mau: Ngỡ ngàng trước biệt tài tính nhẩm, đọc tiếng Anh của bé trai 3 tuổi
-
15Những đôi giày bóng rổ hot hit nhất tại VBA 3x3 2023: Có một 'báu vật' giá trên trăm triệu đồng
-
16Đạt Doc bị đứt dây chằng đầu gối, phải tạm nghỉ thi đấu
-
17Lý do nhiều công chức Hàn Quốc không còn hứng thú ăn trưa với đồng nghiệp
-
18Chế độ ăn Keto tưởng rằng lành mạnh nhưng nhiều tác hại không ngờ
-
19Giang Ơi khuyên khi mua hàng online hãy trả lại 1 thứ mà ai cũng tiện tay nhận về!
-
20Người thứ hai được chữa khỏi ung thư phổi giai đoạn cuối: Phương pháp ghép phổi đột phá đem lại hi vọng cho nhiều bệnh nhân