Tại sao ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi?
Nhu cầu về giấc ngủ của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên có không ít người dù ngủ bao nhiêu cũng không cảm thấy đủ.
28/11/2022 11:15

(Ảnh: Getty Images)
Tiến sĩ William thuộc Khoa Tâm thần và Hành vi Sức khỏe tại trường Đại học Augusta đã nói rằng: 'Nhiều người tự đánh giá chất lượng giấc ngủ thông qua việc ước tính xem họ đã ngủ được bao lâu'. Tuy nhiên, theo ông thì sự kết hợp giữa thời gian ngủ và cảm giác vào sáng hôm sau mới là thước đo tốt nhất để đánh giá một giấc ngủ ngon.
Các chuyên gia về giấc ngủ cũng đã nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ, đồng thời giúp điều trị chứng trầm cảm.
Ngủ sâu
Một giấc ngủ ngon không chỉ cần quan tâm đến vấn đề thời gian mà còn kể đến chất lượng giấc ngủ. Chế độ ngủ có nhiều chu kỳ được lặp đi lặp lại, gồm 4 giai đoạn từ ngủ chập chờn cho đến ngủ sâu. Trong đó, quá trình ngủ sâu sẽ khiến cơ thể giải phóng các hormone giúp làm 'trẻ hóa' các mô da. Đồng thời, chúng còn giúp thải độc tố tích tụ trong não của bạn.
Tiến sĩ John Saito cho biết để nhận diện cụ thể về mỗi giai đoạn không đơn giản. Bởi vì, chúng chỉ có thể được đo chính xác trong phòng thí nghiệm.
Cố gắng không suy nghĩ nhiều
Hiện nay, nhiều người sử dụng phần mềm theo dõi giấc ngủ có sẵn trong đồng hồ hoặc vòng đeo tay chuyên dụng nhằm cung cấp thông tin về số lượng, chất lượng giấc ngủ của mình.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng không có bất kỳ phần mềm nào có thể đo lường chính xác hoàn toàn. Đôi khi, các phép đo bị sai lệch và cho ra kết quả không đúng với thực tế. Thậm chí, chúng còn khiến mọi người trở nên căng thẳng, ám ảnh bởi những dữ liệu từ công cụ theo dõi này.
Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ
Các chuyên gia đã tìm ra được nhiều phương pháp giúp mọi người có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn, hiệu quả hơn. Dưới đây là một số phương pháp hữu ích từ các chuyên gia:
- Cố định giờ ngủ và luôn tuân thủ theo chế độ sinh hoạt của bản thân.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 2 giờ mỗi ngày vào sáng sớm. Bởi vì ánh sáng mặt tạo ra hormone giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Tránh sử dụng caffein sau đầu giờ chiều. Hoặc, tốt nhất bạn nên loại bỏ nó nếu như không cần thiết.
- Không sử dụng thuốc lá, nicotin
- Dành ít nhất 20-30 phút để tập thể dục mỗi ngày. Các hoạt động thể chất như đi bộ, yoga, cử tạ sẽ giúp máu lưu thông tốt.
- Luôn giữ một tinh thần thoải mái, không suy nghĩ nhiều đối với những con số đo lường về sức khỏe.
- Tắt hoặc làm mờ đèn phòng trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
- Tạo môi trường ngủ thoáng mát, yên tĩnh.
- Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả thì bạn nên tìm sự giúp đỡ từ nhân viên y tế. Việc xác định rõ nguyên nhân và tìm ra hướng khắc phục sớm sẽ ngăn ngừa hậu quả lâu dài.
>> Xem thêm: Bật đèn khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Link báo gốc:
Copy link
https://vtv.vn/doi-song/tai-sao-ngu-du-giac-nhung-van-cam-thay-met-moi-20221126162058822.htm
-
1Ghiền ăn những món này, coi chừng 34 loại ung thư
-
2Chuyện cô bé 7 tuổi bị bóng đen đi theo và lời cảnh báo cho bố mẹ
-
3Trẻ em Việt Nam sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều
-
4Nam bảo vệ 'đâm chết ông chủ vì bị ép làm việc quá sức'
-
5Gia đình 5 người mua máy bay cỡ nhỏ, tự lái đi du lịch khắp thế giới
-
6Phát hiện bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng nhà của vợ chồng hiếm muộn
-
7Văn khấn Rằm tháng Giêng và những điều kiêng kị
-
8Bánh cuốn Việt Nam lọt vào Top 10 món nên thưởng thức năm 2023
-
9Cười phì khi thầy bói phán khách về xem lại chuyện tình cảm vợ chồng
-
10Hot Tiktoker Đặng Ngọc Bích Tuyền là ai?
-
11Phát hiện loài kiến có thể đánh hơi được các tế bào ung thư ở người
-
12Vết trượt dài của Tuấn Saker và những YouTuber 'đen'
-
13Clip: Bạn bè nghẹn ngào đến tiễn đưa hot Tiktoker Bích Tuyền qua đời ở tuổi 21
-
14Đêm nay 'bạn của loài người khác' đến gần Trái Đất nhất 50.000 năm
-
15Cảm động chú chó không rời nửa bước khi chủ nhập viện
-
16Thời tiết nồm ẩm, netizen 'tố cáo' bằng hình ảnh mà bất lực
-
17'Trăng tuyết micro' hiếm có sắp hiện ra trên bầu trời Trái Đất
-
18Phẫn nộ với hình ảnh nữ du khách trộm hoa cẩm tú cầu ở Măng Đen
-
19Cha mẹ Gen Z dạy con tiêu tiền lì xì đúng cách
-
20Mẹ trên 35 tuổi, bố trên 45 tuổi có nguy cơ sinh con bị khuyết tật