Đề phòng trường hợp đến thác không nước, du khách cần cập nhật thông tin từ truyền thông hoặc địa phương để nắm bắt thông tin. Thông thường, thác nhiều nước và đẹp nhất là vào tháng 6, 7, 8.
Môi trường ẩm ướt là điều kiện các loại côn trùng như muỗi, bọ, sâu róm xuất hiện. Bạn nên mang kèm các loại thuốc xịt côn trùng và vật dụng bảo vệ bản thân nếu có tai nạn xảy ra. Đặc biệt là cần giữ gìn vệ sinh chung.
Thác Cổng Trời (Ba Vì, Hà Nội)
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, thác Cổng Trời nằm trong khu du lịch sinh thái MEDI Thiên Sơn (huyện Ba Vì). Thác chảy từ núi Tản Viên, Ba Vì với độ cao hơn 25m. Thác có nhiều tầng rộng và thoáng, phù hợp cho các hoạt động cắm trại, tắm mát.
Thác Cổng Trời chảy từ núi Tản Viên, Ba Vì với độ cao hơn 25m. Ảnh: Internet
Thác Cổng Trời tọa lạc trên đỉnh núi Ngoạn Sơn, để đến đây du khách có thể bắt đầu đi bộ từ khu Trung Sơn lên khoảng 700m. Băng qua hết những con đường rợp bóng cây, bạn sẽ bắt đầu thấy những con thác chứng tỏ rằng bạn đã đến đỉnh núi Ngoạn Sơn.
Nhìn từ chân núi, bạn có thể thấy Thác Cổng Trời như một dải lụa dài vắt ngang từ đỉnh núi Ngoạn Sơn, lướt qua từng phiến đá, Thác Cổng Trời đẹp như một bức họa từ mẹ thiên nhiên. Thác Cổng Trời quanh năm không cạn nước, do đó bạn có thể đến đây bất kỳ thời điểm nào trong năm để tận hưởng vẻ đẹp hùng vĩ này.
Thác Cổng Trời quanh năm đều sẽ không cạn nước. Ảnh: Internet
Các hồ nước tự nhiên ở đây thường có độ sâu từ 1,5m đến 2m, nhưng nước lại vô cùng trong đến mức có thể thấy được đáy. Độ dốc của con thác cũng ở mức vừa phải, do đó đây là nơi tập trung nhiều khách du lịch yêu thích thiên nhiên, có thể đắm mình vào dòng suối trong vắt, mát lành.
Thác Thậm Thình (Tam Đảo, Vĩnh Phúc)
Thác Thậm Thình hay còn gọi là thác Bản Long ở chân dãy Tam Đảo, tại thôn Bần Long, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo. Hồ Bản Long là hồ nước ngọt, mới xây dựng và đưa vào khai thác. Đây là hồ nước rộng được ngăn lại tại địa điểm suối Hai Ve, vốn là dòng suối bắt nguồn từ suối Cái, có thác Bản Long hùng vĩ. Thác chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 65km, nằm gần khu vườn rộng lớn, xung quanh chưa khai thác du lịch nhiều.
Thác Thậm Thình hay còn gọi là thác Bản Long ở chân dãy Tam Đảo, tại thôn Bần Long, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo. Ảnh: Internet
Thác cao chừng 100m chia ra làm hai tầng rõ rệt, thác nước ầm ầm đổ xuống tung bọt trắng xóa như con rồng đang vươn mình trong núi rừng Tam Đảo. Dưới chân thác là dòng suối với vô vàn đá mồ côi lớn nhỏ đủ hình thù, đủ kích cỡ có thể vui đùa, trốn tìm như lạc vào cõi tiên mà không biết mệt mỏi.
Nơi dòng thác chảy xuống, những chùm nước li ti bay bay, mát lịm không bao giờ dứt, khung cảnh kì thú khi tới gần. Hai bậc thác trắng xóa, như đang gầm vang hòa trộn tạo thành âm thanh rung động khắp núi rừng như đang mời gọi mọi người đến khám phá.
Thác Bạc (Tam Đảo, Vĩnh Phúc)
Thác Bạc nằm ngay tại thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc), cách Hà Nội khoảng 70km. Nhóm bạn có thể lựa chọn đây là nơi cắm trại, tắm thác giải trí. Bạn có thể đi bộ lên trên Thác Bạc, tại đây có thể ngắm được toàn bộ khung cảnh mây và núi trùng điệp. Không chỉ có hoạt động và vui chơi tại thác các bạn có thể tham gia tour du lịch Tam Đảo gần đó.
Thác Bạc nằm ngay tại thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc cách Hà Nội khoảng 70km. Ảnh: Internet
Thác Bạc Tam Đảo sở hữu vẻ đẹp theo mùa, với từng thời điểm trong năm thì nơi đây lại đặc biệt theo một cách riêng. Nếu đến Thác Bạc Tam Đảo vào mùa mưa, bạn sẽ nhìn thấy khung cảnh nước đổ trắng xóa, lại có ánh nắng mặt trời soi rọi nên lung linh tựa rèm châu huyền ảo.
Trong khi đó, vào mùa khô, Thác Bạc Tam Đảo lại ít nước hơn, có đôi chỗ còn xuất hiện đáy với sỏi, đá muôn hình vạn trạng. Lúc này, Thác Bạc Tam Đảo đã 'thay tấm áo mới', không thơ mộng, mềm mại mà lại có sự hoang dại rất riêng biệt của chốn rừng già.
Vào mùa khô, Thác Bạc Tam Đảo lại ít nước hơn, có đôi chỗ còn xuất hiện đáy với sỏi, đá muôn hình vạn trạng. Ảnh: Internet
Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 10 là khoảng thời gian Thác Bạc Tam Đảo đẹp và nhiều nước nhất trong năm. Đây là thời điểm hoàn hảo để bạn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của con thác hùng vĩ. Hoặc nếu muốn tận hưởng cảm giác mát lành khi vẫy vùng trong làn nước trong veo, vậy thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 sẽ phù hợp hơn cả.
Thác Bạc Tam Đảo sở hữu vẻ đẹp theo mùa. Ảnh: Internet
Đặc biệt, nếu muốn thưởng ngoạn khung cảnh cầu vồng vắt ngang dòng nước tung bọt trắng xóa, bạn nên đến Thác Bạc Tam Đảo vào buổi sáng sớm. Hoặc tốt nhất, bạn có thể qua đêm tại điểm lưu trú gần đó và sắp xếp thời gian đến Thác Bạc vào khoảnh khắc bình minh lên để có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng ấn tượng này.
Khu bảo tồn rừng Tây Yên Tử (Bắc Giang)
Suối nước trong, hay còn được gọi là suối Nước Vàng, là một suối tắm tự nhiên gần Hà Nội thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Lục Sơn, Lục Nam, Bắc Giang. Chưa bị du lịch hóa nhiều, nơi đây vẫn mang vẻ đẹp nguyên sơ, mát lành của chốn rừng thiêng.
Nhìn từ trên cao, cả con suối như một tấm thảm nhung lấp lánh giữa thiên nhiên hùng vĩ. Bên cạnh đó là hệ thống thác và những bãi đá rạn tự nhiên vô cùng độc đáo.
Thác Ba Tia là điểm đầu của suối Nước Vàng. Ảnh: Internet
Nằm ở phía Tây của khu bảo tồn Tây Yên Tử, thuộc thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, thác Ba Tia là điểm đầu của suối Nước Vàng, con suối đẹp và nổi tiếng về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, với màu nước vàng như màu hổ phách. Thăm thác Ba Tia, du khách được trải nghiệm: đi theo đường mòn ven suối, trèo và nhìn ngắm những tảng đá lớn phủ rêu, tạo thành những bãi đá khổng lồ, đẹp và ấn tượng.
Nhìn từ trên cao, cả con suối như một tấm thảm nhung lấp lánh giữa thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: Internet
Thác Ba Tia được tạo thành bởi 3 tầng thác, từ thác 1 đến thác 3 có khoảng cách 1km, mỗi tầng đều có vẻ đẹp kỳ vĩ rất riêng. Tận mắt chiêm ngưỡng thác là phần thưởng xứng đáng cho du khách sau hành trình lội suối.
Thác chính của Ba Tia đổ từ độ cao 20m xuống tung bọt trắng xóa giữa núi rừng, tạo thành không gian sơn thủy hữu tình, là ấn tượng đặc biệt cho mỗi du khách khi tới Ba Tia.
Tây Yên Tử chỉ cách Hà Nội khoảng 60km nên bạn có thể đi về trong ngày dễ dàng. Chỉ cần đi theo hướng đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang và đi thẳng tới Big C Bắc Giang để đến tỉnh lộ 293.
Từ trung tâm TP Bắc Giang bạn tiếp tục đi thẳng là đến nơi. Dừng xe ở cổng vào, bạn di chuyển tiếp bằng cáp treo (khoảng 260.000 đồng/người) tới chùa Thượng và đi bộ thêm 30 phút tới chùa Đồng để thăm quan toàn bộ Tây Yên Tử.
Thác Vạn Mơ hay còn gọi là Thác Chòi, Thác Chín Tầng (Phú Thọ)
Cách Hà Nội khoảng 85km, nhưng ít người biết đến địa điểm tránh nóng này. Thác Mơ thuộc xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Từ thị trấn Thanh Thủy sang huyện Thanh Sơn khoảng 10km. Cuối năm 2016, Nhà nước đã xây dựng tuyến đường khá lớn thuận lợi cho việc đi lại của người dân nên hiện nay xe 45 chỗ cũng có thể tham gia giao thông thoải mái.
Thác nằm trên đỉnh núi lưỡi hái và có 9 tầng nên cũng được gọi là thác 9 tầng. Ảnh: Internet
Thác nằm trên đỉnh núi lưỡi hái và có 9 tầng nên cũng được gọi là thác 9 tầng. Thác gồm nhiều hệ thống thác lớn nhỏ nối tiếp nhau. Ở cuối tầng thác cao 20m, ở dưới thác rộng rãi, phù hợp tắm mát vào mùa hè. Hiện tại ở đây cũng khá hoang sơ chưa phát triển nhiều loại dịch vụ du lịch.