Mùa đông, sức đề kháng của bản thân giảm sút, ngoài việc có chế độ ăn phù hợp, đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, còn đặc biệt chú ý trong việc uống rượu.
Khi uống rượu, chất etanol (hay ancol etylic) trong rượu có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi, tăng tưới máu đến da và cơ, khiến chúng ta cảm giác thấy nóng hơn nhưng không làm tăng thân nhiệt.
Cảm giác này càng rõ ràng hơn trong thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, khi uống rượu, hệ thần kinh bị kích thích gây cảm giác hưng phấn có thể làm người ta quên đi cảm giác lạnh. Tuy nhiên, cảm giác ấm, nóng đó chỉ là nhất thời, không lâu dài, không làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Khi uống rượu, các mạch máu ngoại vi trong cơ thể giãn ra, cơ thể bị thoát nhiệt. Việc đột ngột tiếp xúc với thời tiết lạnh có thể khiến chúng nhanh chóng co lại, dẫn đến cơn tăng huyết áp, làm xuất hiện các đột quỵ não, đặc biệt ở những người có tiền sử tăng huyết áp hoặc các dị dạng mạch não.
Ngoài ra, việc nhiễm lạnh đột ngột sau uống rượu có thể dẫn đến cảm lạnh hoặc các nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.
Một số người có thói quen tắm sau khi uống rượu cũng là nguy cơ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, có thể dẫn đến những nguy hại tương tự.
Ảnh minh họa
Mùa đông, cơ thể đã phản ứng với thời tiết lạnh bằng cách nâng huyết áp lên. Việc uống rượu khiến nguy cơ đột quỵ càng cao. Những trường hợp đột quỵ có liên quan yếu tố rượu bia đa số là ca nặng.
Lượng máu chảy thường lớn, ở những vùng nguy hiểm trong não và rất khó cứu chữa. Bệnh nhân không chỉ là người cao tuổi, người có bệnh nền, mà nhiều người trẻ, thậm chí người chưa từng có tiền sử tăng huyết áp cũng xuất hiện tình trạng chảy máu não.
Mùa đông, nên tránh dùng rượu bia, chất kích thích trong thời tiết lạnh, đặc biệt là người có bệnh lý liên quan đến đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì…
Ngoài ra, nên giữ ấm cho cơ thể, tránh ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần làm ấm cơ thể trước để quen dần với thời tiết. Người mắc bệnh nền cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nghiêm ngặt, tránh bỏ thuốc đã kê.
Trong thời tiết lạnh, các thuốc bệnh nhân đang dùng có thể không đủ để kiểm soát huyết áp. Do vậy, cần có sự tư vấn định kỳ của bác sĩ để có biện pháp dự phòng tốt hơn. Khi thấy huyết áp tăng vọt, nên báo ngay cho bác sĩ hoặc tới bệnh viện khám để được tư vấn kịp thời.
Đặc biệt, khi uống rượu vào mùa đông cần chú ý “2 không, 2 nên” để bảo vệ sức khỏe
1. Không uống rượu ở nhiệt độ thấp
Mùa đông thời tiết thay đổi rất rõ ràng, nhiệt độ giảm dần theo từng ngày, nhiều người uống rượu khi trời lạnh để làm cho cơ thể ấm lên. Không nên uống rượu ở nhiệt độ thấp, có thể làm ấm rượu bằng cách đun đến nhiệt độ thích hợp, nhưng không quá nóng.
2 Không uống rượu có mùi thơm
Trên thị trường rượu có vô số loại rượu như vậy. Mặc dù rượu có chứa hương vị ăn được giống như rượu ngũ cốc nguyên chất, chúng có tác dụng làm ấm khi uống, nhưng điểm khác biệt là rượu pha trộn với hương vị sẽ làm cho bạn khó chịu hơn rất nhiều so với uống rượu trắng.
3. Nên kiếm tra nguồn gốc
Ngày nay, nhiều người uống rượu không có nhiều yêu cầu khi chọn rượu. Tuy nhiên, yêu cầu tối thiểu là phải có mùi rượu, mùi thơm tự nhiên của rượu được ủ bằng men với ngũ cốc nguyên chất.
Cần phải biết rõ nguồn gốc của rượu, tránh uống phải rượu giả, nhẹ thì ảnh hưởng đến sức khỏe, nặng thì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
4. Nên uống rượu ngũ cốc cao cấp
Ngoài việc chọn rượu ngũ cốc, bạn cũng nên chọn rượu ngũ cốc nguyên chất chất lượng cao khi uống, khi mua rượu bạn có thể mong muốn xem loại chất lượng trên danh sách thành phần của chai rượu, và cố gắng chọn rượu được nấu từ các loại ngũ cốc nguyên chất. Điều này có nghĩa rằng rượu được sản xuất với nguyên liệu và quy trình an toàn.
Để đảm bảo sức khỏe và tình mạng, mùa đông bạn nên hạn chế uống rượu và cần thực hiện một số điều nên và không nên được giới thiệu trong bài nhé!