Vì sao tiếng nước chảy giúp chúng ta ngủ ngon hơn?
Tiếng sóng biển vỗ, tiếng suối rì rào, tiếng mưa tí tách - nhiều người nói rằng những âm thanh này của nước giúp họ chìm vào giấc ngủ dễ dàng. Tại sao lại như vậy?
09/10/2022 13:50

Một phần câu trả lời nằm ở cách bộ não của chúng ta giải thích những tiếng ồn mà chúng ta nghe thấy [cả khi thức và trong đêm khuya] là mang tính đe dọa hay không.
'Những tiếng động này là âm thanh không mang tính đe dọa, đó là lý do tại sao chúng có tác dụng trấn an con người', Phó Giáo sư Orfeu Buxton chuyên ngành sức khỏe tại Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) cho biết, 'Chúng như đang nói với ta rằng: Đừng lo lắng! Đừng lo lắng!'.
Những tiếng ồn lớn hơn có xu hướng khiến chúng ta khó ngủ hơn. Song, có lẽ điều quan trọng hơn cả mức âm lượng ở đây là đặc tính của âm thanh (nói cách khác, âm thanh đó có kích hoạt hệ thống cảnh giác mối đe dọa của não bộ và đánh thức chúng ta khỏi giấc ngủ hay không).
'Thể loại tiếng ồn sẽ là yếu tố quyết định liệu bạn có tỉnh dậy hay không, bởi thông tin về tiếng ồn được não bộ chúng ta xử lý theo cách khác nhau' - Ông Buxton cho hay.
Ví dụ, mặc dù âm thanh của sóng vỗ có thể thay đổi lên xuống về âm lượng nhưng nó vẫn trái ngược hoàn toàn với một tiếng hét hoặc một chiếc chuông điện thoại đột ngột xuyên qua khoảng không im lặng rồi đạt đến âm lượng cao nhất gần như ngay lập tức.
'Trong trường hợp của tiếng la hét, đó không gọi là 'tiếng ồn' thông thường nữa, mà chuyển trực tiếp sang âm thanh có âm vực cao' - Ông Buxton cho hay.
Âm thanh của tiếng nước chảy không mang tính đe dọa nên giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Ảnh minh họa (Nguồn: Daily Mail)
Theo một nghiên cứu của Giáo sư Buxton tại bệnh viện, ngay cả ở âm lượng thấp khoảng 40 decibel - về cơ bản như một tiếng thì thầm - thì tiếng báo động từ thiết bị của bệnh viện cũng đánh thức những người tham gia nghiên cứu khỏi giấc ngủ (dù đó là giấc ngủ nông hay sâu).
Con người chúng ta, về mặt sinh học, có vẻ như được lập trình để phản ứng với những tiếng ồn bất ngờ vì chúng có thể báo hiệu một tin rất xấu.
'Chúng ta là động vật có vú, nhưng là động vật linh trưởng', ông Buxton nói, 'các loài linh trưởng sẽ cảnh báo đồng loại của chúng về các mối đe dọa'. Trong trường hợp người nguyên thủy sống thành từng nhóm nhỏ trước đây, 'một tiếng hét có thể bao hiệu ai đó trong bộ tộc đang bị ăn thịt'.
Theo ông Buxton, một lý do khác khiến âm thanh của nước khiến chúng ta dễ ngủ đó là: Những tiếng ồn không mang tính đe dọa, khi ở mức âm lượng tương đối lớn, có thể át đi những âm thanh làm kích hoạt hệ thống cảnh giác mối đe dọa trong não bộ.
'Nó có thể giúp trấn áp những âm thanh khác mà bạn không kiểm soát được, ví dụ như khi ai đó đang xả nước ở khu vực khác trong ngôi nhà, hoặc khi có taxi, xe cộ bên ngoài...' - Ông Buxton cho hay.
Tất cả những điều đó khiến chúng ta cảm thấy dễ hiểu khi các cách hỗ trợ giấc ngủ sử dụng tiếng nước chảy đã trở nên phổ biến trong nhiều thập kỷ qua, trên các phương tiện khác nhau, từ băng cassette cho tới MP3, và các ứng dụng dành cho thiết bị di động ngày nay.
Tuy nhiên, dựa trên kết quả nghiên cứu của mình và các nghiên cứu khác, Giáo sư Buxton cũng cảnh báo việc phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị di động.
'Điện thoại khó có thể bảo vệ sự riêng tư và yên tĩnh của bạn', ông Buxton nói, 'Bạn có thể nghĩ rằng mình đã tắt hết thông báo, mọi tiếng báo tin nhắn và cập nhật, tuy nhiên, nếu như điện thoại của bạn không được tắt hẳn, bạn vẫn có khả năng bị gián đoạn ngoài ý muốn'.
Cũng có một số người cho biết họ có cảm giác cần đi vệ sinh khi nghe tiếng nước chảy. Giáo sư Buxton cho biết, ngoại trừ trường hợp trên, bạn nên tiếp tục thưởng thức giai điệu nhẹ nhàng của nước để đi sâu vào trong giấc ngủ.
Link báo gốc:
Copy link
https://toquoc.vn/vi-sao-tieng-nuoc-chay-giup-chung-ta-ngu-ngon-hon-20221009094706957.htm
-
1Nữ kiếm thủ Việt Nam khoe dáng táo bạo khiến ai nấy bất ngờ
-
2Tranh cãi dữ dội vụ nữ sinh đòi bồi thường 600 ngàn vì thợ chụp ảnh xấu: Ai đúng ai sai?
-
3Trang Nemo viết 'tâm thư' trước ngày ra tòa: 'Cho dù có ra sao, mình cũng phải chấp nhận'
-
4Rước dâu vào 'giờ linh', đám cưới khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán
-
5Giám đốc điều hành thông tin chính thức về đội bóng thứ 8 tại VBA 2023
-
6Nhan sắc ngọt ngào 'vạn người mê' của VĐV bóng chuyền quê Phú Thọ
-
7Du khách khỏa thân, múa lố lăng ở đền thiêng đối mặt án phạt gần 3 năm tù
-
8Uống 7 chai rượu trên sóng livestream, nam thanh niên tử vong
-
9Món sầu riêng hấp hành lá gây tranh luận sôi nổi trên cõi mạng
-
10Vì sao VBA 2023 kết hợp thi đấu tập trung và sân nhà - sân khách?
-
11Loại rau nên chần để loại bỏ độc tố, ăn trực tiếp cực độc
-
12Bỏ dở hôn lễ cứu người, chú rể được dân mạng khen hết lời
-
13Hé lộ nguyên nhân 18 thanh thiếu niên bị bắt sau clip 'sống ảo' trên Tiktok
-
14Món mì bọ biển khổng lồ ở Đài Loan (Trung Quốc) hút khách
-
15Cá hồi có phải là ‘thịt đỏ’ nên ăn hạn chế không?
-
16Xin giúp người phụ nữ nghèo không có tiền mua bảo hiểm y tế chữa bệnh!
-
17Ăn uống đúng chất dinh dưỡng để có mái tóc đen mượt khỏe mạnh
-
18Chủ nhà hàng đặt phao bơi, áo phao miễn phí trên bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh
-
19VBA 2023 chính thức ấn định ngày khởi tranh
-
20Cặp vợ chồng nhẫn tâm để 7 đứa con sống chung với chuột