Chiến lược nâng tầm bóng đá của Indonesia rất bài bản!
Những ai nhận định dự án 'Hà Lan hóa' của LĐBĐ Indonesia (PSSI) sẽ phá nát nền bóng đá nội địa là vội vàng.
27/03/2025 14:38

HLV Talajic của đội tuyển Bahrain có quyền 'phát biểu mỉa mai' trong cuộc họp báo trước trận gặp Indonesia mà sau đó họ đã thua 0-1 rằng 'Indonesia có gần 300 triệu dân, nhưng đội tuyển quốc gia lại cần rất nhiều cầu thủ Hà Lan'
Đó là phát biểu đánh vào tâm lý nhằm chia rẽ nội bộ bóng đá Indonesia, mà ngay chính người dân Indonesia cũng chia làm 2 phe: bên ủng hộ và bên chống hiện tượng nhập tịch ồ ạt các cầu thủ sinh ra ở Hà Lan đang thi đấu ở nước ngoài. Bởi chính nhóm nhỏ chất lượng cao này - đã chiếm gần như tuyệt đối các vị trí chính thức ở đội tuyển Indonesia.
PSSI tập trung chăm sóc bóng đá trẻ
Bóng đá khu vực Đông Nam Á thật sự chỉ bắt đầu chú ý đến bóng đá trẻ Indonesia sau sự cố: Indonesia bị truất quyền đăng cai vòng chung kết U20 World Cup 2023 vì lý do chính trị.
Thế nhưng, khi Indonesia có một chủ tịch năng động, đam mê bóng đá, giàu có và có cả quyền thế như ông Thohir, PSSI đã vận động và thuyết phục được FIFA trao quyền đăng cai World Cup U17 2023.
Chiến lược nâng tầm bóng đá của Indonesia rất bài bản!
Ngay sau khi tổ chức thành công và được các tổ chức bóng đá thế giới đánh giá cao, dưới sự điều hành của chủ tịch Thohir, PSSI tiến thêm một bước khi công bố Indonesia sẽ hợp tác với Singapore để xin đăng cai Giải vô địch U20 thế giới 2025 và Giải vô địch bóng đá U17 thế giới 2025 hoặc 2029. Ngay sau đó, LĐBĐ Singapore cũng chính thức thông báo sẽ cùng Indonesia xin đăng cai hai giải trẻ này.
Giải thích lý do đăng cai giải trẻ đồng thời rút lại ý định đăng cai World Cup 2034, ông Thohir cho biết bóng đá Indonesia cần làm lại bóng đá trẻ và chiến lược này đã bắt đầu từ năm 2018, khi Indonesia nộp hồ sơ xin là nước chủ nhà rồi sau đó vào tháng 10-2019 đã được trao quyền đăng cai World Cup U20 năm 2021.
Giải được dự kiến tổ chức từ ngày 20-5 đến 12-6-2021, nhưng sau đó đã phải hoãn đến tháng 5-2023 do đại dịch COVID-19. Indonesia đã chuẩn bị từ cơ sở vật chất, nâng cấp, sửa chữa 6 sân vận động cho sự kiện này. Do đó, khi bị tước quyền tổ chức World Cup U20 năm 2023, đồng thời nước chủ nhà Peru không đáp ứng được tiêu chuẩn của FIFA, Chủ tịch PSSI Thohir đã thuyết phục FIFA chuyển World Cup U17 2023 từ Peru về cho Indoensia tổ chức.
Tại giải đấu này, đội U17 Indonesia dù không vượt qua vòng bảng nhưng các tuyển thủ trẻ Indonesia đã để lại dấu ấn với hai trận hòa trước các đội bóng mạnh là Ecuador, Panama.
Đừng quên PSSI không chỉ tập trung làm lại bóng đá trẻ với dự án mới từ 2018 và họ đã mời HLV Shin Tae-yong làm tổng công trình sư từ năm 2020, đồng thời đáp ứng mọi yêu cầu của ông Shin Tae-yong, nguyên HLV đội tuyển Hàn Quốc, chỉ duy nhất một yêu cầu: nâng tầm toàn diện bóng đá Indonesia từ các đội tuyển trẻ đến quốc gia.
Đó là nguyên nhân vì đội tuyển quốc gia đang tập trung vào mục tiêu đoạt vé tham dự vòng chung kết World Cup 2026, nên tại ASEAN Cup 2024, PSSI chỉ cử đội U22 tham dự với mục đích chuẩn bị cho SEA Games 2025 mà họ đến giải với tư cách bảo vệ chiếc huy chương vàng.
HLV Shin Tae-yong
Như vậy PSSI có chiến lược, mục tiêu và kế hoạch thực hiện rất rõ ràng, chi tiết cũng như đặt ra những cái đích cụ thể các đội tuyển từ trẻ đến quốc gia.
Do đó khi đội Indonesia bị loại từ vòng bảng ASEAN Cup 2024 trong khi mục tiêu ít nhất là vào bán kết, đã là giọt nước tràn ly khiến PSSI phải sa thải HLV Shin Tae-yong.
Hiện nay lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Indonesia, cả đội U17, U20, U23 và đội tuyển quốc gia đều đủ điều kiện tham dự vòng chung kết châu Á, còn đội tuyển quốc gia vẫn đang trên con đường chinh phục tấm vé tham dự VCK World Cup 2026.
Kiên định 'Hà Lan hóa'
Erick Thohir, cha đẻ 'Hà Lan hóa' giải thích về dự án đã được chính phủ Indonesia đồng thuận và ủng hộ tuyệt đối rằng, ông muốn tập hợp sức mạnh cộng đồng người Indonesia di cư trên khắp thế giới. Ông Thohir cũng nhấn mạnh, các cầu thủ nhập tịch phải có huyết thống Indonesia để họ cũng hiểu và yêu thích văn hóa Indonesia , do đó không có lý do người dân Indonesa không đón chào những người con xa xứ.
HLV tuyển Indonesia - Patrick Kluivert
Để được nhập tịch, ngoài yếu tố chuyên môn, còn có một chi tiết bắt buộc là các cầu thủ phải đang thi đấu ở nước ngoài, có nghĩa là các cầu thủ nội địa không bị các cầu thủ nhập tịch cạnh tranh ở giải trong nước, ngược lại các cầu thủ nội địa phải cố gắng nhiều hơn nữa nếu muốn khoác áo đội tuyển quốc gia. PSSI đã tạo ra sự cạnh tranh sòng phẳng và tốt cho bóng đá Indonesia.
Chủ tịch Thohir nói: 'Chúng tôi không quan trọng ai đến từ đâu. Indonesia cần đội hình ngày càng mạnh mẽ để phù hợp với chiến thuật và yêu cầu của bóng đá đỉnh cao'.
Đỉnh cao là phải nhập tịch, là phải tận dụng sức mạnh cộng đồng Indoensia trên toàn thế giới. Vì chỉ dựa vào đào tạo trẻ, PSSI nhận thấy vẫn chưa đủ nâng cao vị thế bóng đá Indonesia, vì thế hệ trẻ được đầu tư từ 2018 khi khoác áo đội tuyển Indonesia vẫn thua đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup dưới thời HLV Park Hang-seo.
Vì vậy nhập tịch là con đường nhanh nhất để có được thành tích tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Đỉnh cao, với ông Thohir không chỉ không chỉ ngoại giao đưa giải thế giới về quê nhà Indonesia tổ chức, không chỉ là dự án 'Hà Lan hóa', ông Thohir còn tổ chức trận đấu giao hữu trong đợt FIFA Day giữa đội đương kim vô địch thế giới Argentina với đội tuyển Indonesia. Giải thích về trận đấu chênh lệch này, ông Erick cho biết mục đích là mong muốn đội tuyển Indonesia có cơ hội thi đấu với những đội tuyển hàng đầu thế giới.
Kế hoạch của ông Erick là muốn tổ chức mỗi năm một trận như thế này để thử thách lòng dũng cảm, nâng cao sự tự tin, rũ bỏ mặc cảm tự ti, chứ không phải để kiếm điểm trên bảng xếp hạng FIFA.
Mới đây, ông Thohir vui mừng thông báo PSSI đã đạt được sự thỏa thuận hợp tác với LĐBĐ Hà Lan (KNVB), trong đó KNVB sẽ giúp bóng đá Indonesia phát triển từ bóng đá trẻ, bóng đá nữ cho đến đội tuyển quốc gia cả nam lẫn nữ.
Ngoài ra, nếu không có gì thay đổi, trong năm 2025 sẽ có trận giao hữu giữa hai đội tuyển quốc gia Indonesia và Hà Lan.
Giờ đây khi không còn khả năng tranh vé trực tiếp tham dự VCK World Cup 2026 ở vòng loại thứ ba nhưng đội tuyển Indonesia vẫn còn cơ hội tranh vé vào vòng loại thứ tư khu vực châu Á để tranh suất tham dự VCK World Cup 2026 (*).
Indonesia vẫn còn cơ hội tranh vé vào vòng loại thứ tư khu vực châu Á để tranh suất tham dự VCK World Cup 2026
Câu trả lời còn ở phía trước. Nhưng PSSI từng phát biểu rằng chưa có nền bóng đá nào phát triển bền vững bằng làn sóng nhập tịch. Tuy nhiên quan điểm của PSSI rất rõ ràng: nhập tịch cầu thủ vì cái đích World Cup 2026, hoàn toàn không loại bỏ cầu thủ nội địa. Bóng đá Indonesia cần tấm vé World Cup để tạo nền tảng phát triển với những chiến lược dài lâu mà ở đó, tương lai bóng đá Indonesia vẫn là sự phát triển hệ thống, bắt đầu từ công tác đào tạo trẻ.
(*) Ba đội thứ ba và ba đội thứ tư của ba bảng ở vòng loại thứ ba sẽ vào vòng loại thứ tư. Sáu đội chia làm hai bảng, thi đấu vòng tròn một lượt tại địa điểm tập trung. Đội đứng đầu mỗi bảng giành vé dự World Cup 2026. Hai đội nhì sẽ vào vòng loại năm, rồi thi đấu hai lượt. Đội thắng sẽ giành vé dự vòng play-off liên lục địa, với một đại diện từ châu Phi, Nam Mỹ và châu Đại Dương, cùng hai đại diện của khu vực Bắc Trung Mỹ.
Link báo gốc:
Copy link
https://nld.com.vn/chien-luoc-nang-tam-bong-da-cua-indonesia-rat-bai-ban-196250327125424104.htm
-
1Động đất kép mạnh tấn công Myanmar, rung lắc cảm nhận được ở Việt Nam, Thái Lan...
-
2Thảm họa động đất ở Myanmar: Hơn 870 người thương vong
-
3Kinh hoàng cảnh nam thanh niên cầm dao dài chém người xối xả trên phố
-
4Khai quật tử thi bé 5 tuổi, lộ tội ác của gã cha dượng
-
5Thảm họa động đất ở Myanmar: Thương vong tăng lên hơn 2.300 người
-
6Tình tiết gây bức xúc vụ nam shipper ở Bình Dương bị chém khi giao hàng
-
7VIDEO: Cô gái thoát nạn trong gang tấc nhờ nhanh trí vứt xe máy bỏ chạy
-
8Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Nghệ An: Hiệu trưởng nói gì?
-
9Va chạm với ô tô, nữ tài xế xe ôm công nghệ tử vong
-
10Thông tin nóng vụ nam học sinh bị đánh chấn thương sọ não ở Đồng Nai
-
11Công an TP HCM vào cuộc vụ 2 người đàn ông đang gây chú ý ở Hóc Môn
-
12Từ việc rung lắc tại TP HCM: Thông tin người dân cần biết để đối phó động đất
-
13Thêm quyền lợi cho người tham gia BHYT
-
14Không khí lạnh tràn về, miền Bắc có nơi rét đậm, rét hại
-
15Kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân ở Bộ Xây dựng
-
16Vừa xảy ra động đất 3 độ ở Kon Tum
-
17Lời khai kẻ bắt bé gái 9 tuổi ở Bắc Ninh làm con tin
-
18Xuyên đêm truy vết đối tượng bị truy nã quốc tế
-
19Trốn truy nã cuối cùng nữ quái vẫn sa lưới
-
20Vụ nam sinh bị hành hung nứt sọ não: Nghi do mâu thuẫn tình cảm
- Đặng Văn Lâm: Khát vọng thể hiện bản lĩnh
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐHQG TP Hồ Chí Minh tương đồng với đề thi chuẩn hóa quốc tế
- Vụ xe khách 52 chỗ rơi đèo Bảo Lộc, nhiều người là hét cầu cứu: Xe mất phanh trước tai nạn?
- Xe khách chở 36 người va chạm xe tải rồi lao xuống vực tại đèo Bảo Lộc, 1 người tử vong
- Top 10 sự thật kinh ngạc ít người biết về Ai Cập cổ đại
- Rùng mình 4 hòn đảo bị 'quái thú' thống trị, đố ai dám bén mảng
- Vụ xe khách lao xuống đèo Bảo Lộc: 4 người thương vong, 32 hành khách được giải cứu an toàn
- Trường Đại học VH-TT-DL Thanh Hóa vô địch Giải sinh viên quốc tế
- Cầu lông Việt Nam lần đầu vô địch đôi nam International Challenge
- Bí ẩn 'tòa tháp ma' bỏ hoang 30 năm sừng sững sau động đất
- 'Nữ hoàng phòng trà' Lệ Quyên và túi hàng hiệu xa xỉ xuống phố
- Xe khách 52 chỗ lật trên đèo Bảo Lộc, nhiều người la hét kêu cứu
- Hải Dương: 2 vụ TNGT nghiêm trọng, 4 người tử vong
- Những ngọn núi tử thần, cực nguy hiểm vẫn cuốn hút dân phượt
- Kinh hãi máy bay lao xuống nhà dân, bốc cháy ngùn ngụt
- 'Điểm danh' những thực phẩm gây béo phì
- Lâm Đồng đấu giá thành công 26 lô đất, thu hơn 54 tỷ đồng
- Mỹ nhân mặt búp bê, mặc hở bạo khoe dáng bốc lửa
- Nhức nhối nạn tống tiền online, nạn nhân mất cả chì lẫn chài
- 'Hòn đảo cá heo xanh': Hành trình sinh tồn kỳ diệu
- Chính thức: TP Hồ Chí Minh công bố phương án tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026
- Hai trường chuyên tại TP Hồ Chí Minh tuyển sinh lớp 10 trên toàn quốc
- Đang cháy bãi rác ở Lâm Đồng, khói ngút trời khiến hàng ngàn người dân lo sợ
- Chấm dứt dạy thêm, học thêm phải thành mệnh lệnh của toàn ngành Giáo dục
- Bị khiêu khích, 12 đối tượng mang hung khí đi đánh nhau
- Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên viếng tang nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
- Công ty xây dựng Sông Tiền bị cưỡng chế thuế hơn 1 tỷ đồng
- Đội cứu nạn, cứu hộ khắc phục hậu quả động đất ở Myanmar 'giúp bạn như giúp mình'
- Nam thanh niên khai: Nhận tạt sơn ở quận 1 giá 5 triệu nhưng 'chỉ chia cho bạn 500.000 đồng'
- Đường lên đỉnh Olympia: Về đích tiếc nuối, nam sinh Hà Nội vẫn tiến thẳng vòng thi Tháng 3
- TP Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho học sinh được học gần nhà
- Sẵn sàng ứng phó tình huống bệnh nhân sởi, ca nặng gia tăng
- Lee Hyori dẫn chương trình truyền hình thực tế về sắc đẹp có quy mô toàn cầu
- Hà Tĩnh tiếp tục phát hiện thi thể dạt vào bờ biển
- Nỗ lực tìm kiếm nam thanh niên nghi nhảy cầu Quán Hàu tự tử
- TP HCM: Phát hiện nhiều tài xế vừa lái xe container vừa dùng điện thoại
- Fan Việt thực hiện loạt dự án 'khủng' chào đón Jisoo quay trở lại Việt Nam sau gần 2 năm
- Y tá quỳ gối ôm chặt, giữ nhiều bé sơ sinh trong động đất
- Hot face sao Việt: Midu và ông xã chụp ảnh ở Quảng Châu
- Đặc sản chỉ có ở Lạng Sơn nhìn 'sợ khiếp vía', xưa không ai biết đến nay thành món khoái khẩu có hương vị đặc biệt, 600.000 đồng/kg
- 4 người thương vong trong vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng
- Bánh xu xê cốm vừa ngon, thơm nức lại có chút lạ miệng dễ làm cho Tết Hàn thực 2025
- 'Sáng tác cùng dế' - Sân chơi dành cho các bạn trẻ yêu văn học
- Nam shipper bỏ lại xe chở hàng, nghi nhảy cầu tự tử
- Phát hiện cấu trúc kim tự tháp 2.200 tuổi, chuyên gia giật mình
- Lực lượng quân đội tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar lên đường
- Những thí sinh đặc biệt tại kỳ thi đánh giá năng lực
- Ảnh cực hiếm hé lộ cuộc sống ở Liên Xô nhiều năm trước
- Hành trình khám phá mảnh đất Thái Nguyên của Đẹp +84
- Tử vi 12 cung hoàng đạo 31/3/2025: Xử Nữ nên thận trọng