Cho học sinh nghỉ thứ 7: Nên hay không?
Mới đây, một số hiệu trưởng nêu đề xuất cho học sinh và giáo viên nghỉ học ngày thứ 7. Đề xuất này không mới, nhưng quá trình thực hiện vẫn nhận được nhiều ý kiến trái chiều, kể cả cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc dồn tiết học vào các ngày trong tuần để học sinh, giáo viên được nghỉ trọn vẹn ngày thứ 7 hàng tuần nên để cho địa phương quyết định.
21/10/2023 07:16

Nhiều phụ huynh mong muốn con được nghỉ trọn vẹn ngày thứ 7 để được nghỉ ngơi, vui chơi. Ảnh: Quang Vinh.
Tại Hội nghị Giao ban hiệu trưởng các trường THPT công lập tại TPHCM đầu tháng 10 vừa qua, hiệu trưởng nhiều cơ sở giáo dục đề xuất cho học sinh nghỉ học thứ 7; đồng thời cho hay, đây cũng là nguyện vọng của nhiều phụ huynh và học sinh.
Hào hứng đi cùng băn khoăn
Thực tế, hiện nay khối tiểu học ở hầu hết các địa phương đều học 2 buổi/ngày, 5 ngày/tuần trong khi khối THCS, THPT ở nhiều nơi đang học nửa ngày từ thứ 2 đến thứ 7 để đảm bảo khung chương trình quy định. Vì vậy, nhiều phụ huynh mong muốn con được nghỉ trọn vẹn ngày thứ 7 để được nghỉ ngơi hoặc có thời gian học năng khiếu, chơi thể thao, đi chơi cùng gia đình vào cuối tuần... và chấp nhận việc tăng khối lượng tiết học các ngày trong tuần.
Chị Hoàng Trang (phụ huynh ở quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, hiện con chị học lớp 10, mỗi buổi 5 tiết từ thứ 2 đến thứ 7, nhiều khi gia đình muốn tổ chức các hoạt động vào cuối tuần rất khó thực hiện, trong khi các buổi chiều trong tuần con lại trống. “Nên chăng bố trí học dồn vào các buổi chiều trong tuần để trẻ được nghỉ hẳn ngày thứ 7, dành thời gian học thêm các kiến thức ngoài sách vở, nhà trường”- chị Trang bày tỏ.
Trong khi đó, về phía học sinh, có em đồng tình với đề xuất này vì bản thân có nhiều dự định, kế hoạch vào cuối tuần nhưng cũng có những học sinh băn khoăn. Trường Em Hồ Thùy Linh, học sinh lớp 10 Trường THPT Tạ Quang Bửu (Hà Nội) cho rằng, hiện mỗi buổi học các em đều bắt đầu từ 7 giờ sáng tới gần 12 giờ trưa mới kết thúc. Nếu chiều lại học thêm 4-5 tiết nữa thì sẽ khó để tỉnh táo, tái tạo sức lực, nhất là với những bạn nhà ở xa trường như em, nếu đi về nghỉ trưa sẽ không đủ thời gian, còn nếu ở lại lớp chờ học tiếp buổi chiều thì không có chỗ nghỉ ngơi.
Cô giáo Hà Mai Hoa (huyện Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ, về phía giáo viên sẽ có những thuận lợi đó là có thêm thời gian cho bản thân, gia đình, cho việc tự học, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đổi mới. “Dù vẫn số tiết đó nhưng sắp xếp vào trong tuần để nghỉ trọn vẹn ngày thứ 7 là tạo cơ hội tái tạo năng lượng cho giáo viên. Thầy cô sẽ chủ động sắp xếp thời gian cá nhân hợp lý hơn, thuận lợi khi tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao do các đơn vị ngoài nhà trường tổ chức” – cô Hoa nói.
Giảm tải hay tăng tải?
Trong khi đề xuất này đang nhận được những ý kiến trái chiều khác nhau thì tại Hà Nội, nhiều năm gần đây, một số trường THPT đã không thực hiện việc học chính khóa vào ngày thứ 7 như THPT Yên Hòa, THPT FPT… Thay vào đó, ngày thứ 7, nhà trường đã tổ chức các hoạt động thể chất, ngoại khóa theo sở thích của học sinh.
Năm học 2023-2024, một số trường THCS, THPT của TPHCM đã thực hiện việc sắp xếp thời khóa biểu nghỉ ngày thứ 7 thay bằng các buổi chiều trong tuần. Tuy nhiên, một số phụ huynh phản đối vì học sinh phải học tới 9 tiết/ngày là quá tải, trái với nguyên tắc dạy học vừa sức mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã quy định. Sở GDĐT TPHCM sau đó đã có chỉ đạo cụ thể, xuyên suốt là ở bậc trung học không quá 8 tiết/ngày. Việc sắp xếp số tiết phải theo căn cứ khoa học, tâm lý, sức khỏe học sinh.
Trước chỉ đạo này, một số nhà trường đã nêu ra những khó khăn khi triển khai. Ông Lương Văn Định - Hiệu trưởng Trường THPT Thạnh Lộc, (quận 12, TPHCM) cho biết, khi trường sửa lại thời khóa biểu để học sinh không học 9 tiết/ngày thì nhiều học sinh, phụ huynh lại phản đối vì các em phải đi học thêm ngày, thêm buổi. Nhiều phụ huynh mong muốn nhà trường duy trì trở lại thời khóa biểu như cũ để học sinh không phải học thêm quá nhiều buổi chiều trong tuần.
Theo quy định, với cấp THPT, chương trình khung quy định 30 tiết/tuần, nếu nghỉ thứ 7, nhiều giáo viên chỉ ra mỗi ngày còn lại học 5 tiết là chưa đủ thời gian, cần học thêm vào buổi chiều. Song theo nguyên tắc xếp thời khóa biểu không quá 8 tiết/ngày đã được Bộ GDĐT nghiên cứu, việc tổ chức học thêm chỉ 1 buổi chiều là không khả thi. Chưa kể, tại nhiều địa phương còn thực hiện các chương trình, đề án dạy liên kết ngoại ngữ, tin học, thể thao… nên số tiết thực tế còn nhiều hơn con số 30 như quy định cứng của chương trình.
Đây cũng là vấn đề băn khoăn nhất của nhiều phụ huynh và giáo viên là để nghỉ học thứ 7, các ngày học khác trong tuần phải học dồn tiết, tăng thêm buổi học chiều vào các ngày trong tuần, tức là tạo thêm gánh nặng cho học sinh.
Chưa kể, một số ý kiến lo lắng nếu nghỉ ngày thứ 7 có phát sinh việc giáo viên dạy thêm hay không? Nếu không có chế tài giám sát, kiểm tra thường xuyên thì việc nghỉ học chính khóa mà tăng học thêm thì vẫn là một vòng luẩn quẩn không thay đổi.
TS Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc được nghỉ học thứ 7 sẽ khiến học sinh được xả những căng thẳng rất nhiều, nhất là nếu thời gian nghỉ này không bố trí học thêm hoặc những hình thức học gò ép khác mà trẻ không thấy hứng thú. Tuy nhiên, nếu để được nghỉ học thứ 7 mà học sinh phải học 9 tiết/ngày thì bà Hương không đồng tình.
Học sinh Trường THPT Khoa học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Trao quyền chủ động cho mỗi trường
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nêu quan điểm, việc nghỉ học thứ 7 cần nhìn nhận phù hợp với từng độ tuổi. Trong đó, với học sinh cấp 3, các em đã lớn, có thể làm chủ thời gian của bản thân thì việc này nên được khuyến khích. Tuy nhiên, không đơn thuần là nghỉ học ngày thứ 7 mà là lựa chọn các hoạt động khác phù hợp để tăng cường kỹ năng, kiến thức xã hội thực tế cho học sinh…
Nhiều ý kiến cũng ủng hộ việc trao quyền chủ động cho mỗi nhà trường để sắp xếp thời khóa biểu linh hoạt để học sinh được lựa chọn chương trình học tập, trải nghiệm hiệu quả theo định hướng giáo dục nghề nghiệp, tăng cường kỹ năng sống mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới.
Khẳng định xét về góc độ cuộc sống, việc có thêm giờ nghỉ nhiều là tốt, PGS.TS Trần Mạnh Hà (Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng lưu ý, việc học tập trên lớp phải thực sự phù hợp, giảm tải cho học sinh. Tới đây, các nhà trường thực hiện theo phương án nào cũng cần phải cân nhắc sự phù hợp vì đặc thù chương trình học ở mỗi cấp học là khác nhau. Đồng thời, thống nhất quan điểm với phụ huynh, học sinh để cùng đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất cho học sinh.
Về hành lang pháp lý, hiện nay không có quy định cụ thể đối với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành hay Chương trình giáo dục phổ thông 2018 về việc dạy học bao nhiêu buổi/tuần ở cấp THCS, THPT. Tuy nhiên, trước đề xuất nghỉ học ngày thứ 7, Bộ GDĐT từng có văn bản trả lời cử tri Bắc Ninh. Theo đó, để bảo đảm thời lượng học tập theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nếu cơ sở giáo dục THCS, THPT được nghỉ học ngày thứ 7 thì học sinh phải có ít nhất 1 ngày trong tuần học cả 2 buổi.
Để đạt được yêu cầu này, cơ sở giáo dục phải có số phòng học ít nhất bằng số lớp học. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất của đa số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu này nên việc học sinh THCS, THPT phải học ngày thứ 7 là phổ biến. Một số địa phương có đủ cơ sở vật chất đã cho học sinh nghỉ ngày thứ 7 và tổ chức học buổi thứ 2 vào ngày trong tuần.
Bộ GDĐT khuyến khích các địa phương khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất có thể sắp xếp để cho học sinh nghỉ học ngày thứ 7, nhưng bảo đảm việc sắp xếp, điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp, không dồn ép giờ học, cắt xén chương trình chung.
Bà Lê Thị Thu Hường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Hà Nội): Cẩn trọng tính toán phương án phù hợp với nhà trường Mục tiêu của mỗi một bậc học là khác nhau. Số lượng kiến thức mỗi cấp khác nhau. Với đề xuất cho học sinh nghỉ học thứ 7 cần tính toán làm sao để không phải là sự tăng tải cơ học, tức là dồn số tiết của ngày thứ 7 đó cho những ngày còn lại. Vì vậy, để tổ chức được cho học sinh nghỉ thứ 7 ở cấp THCS, THPT cần có sự nghiên cứu thấu đáo, kỹ lưỡng trên quan điểm vì lợi ích của học sinh. Bên cạnh đó, còn phải cân nhắc về điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực giáo viên để làm sao vẫn đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình đã đặt ra dù nghỉ thứ 7. Cụ thể, với một số địa phương như Hà Nội, TPHCM và các thành phố lớn - nơi có điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tốt và tận dụng được việc học trực tuyến, tài nguyên số, học mọi lúc mọi nơi… thì việc nghỉ học thứ 7 là khả thi. Tuy nhiên, vẫn cần tính toán cẩn trọng ở từng địa phương, thậm chí từng trường học. Đồng thời, ngoài việc tăng thời gian để đảm bảo còn cần những giải pháp khác như sắp xếp lại phân phối chương trình, các chủ đề, chủ điểm để cùng với sự đổi mới về mặt phương pháp của thầy cô, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, dạy học dự án thì việc học này có thể sắp xếp được không làm học sinh quá tải trong năm học.
Bà Lê Thị Thu Hường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Hà Nội):
Cẩn trọng tính toán phương án phù hợp với nhà trường
Mục tiêu của mỗi một bậc học là khác nhau. Số lượng kiến thức mỗi cấp khác nhau. Với đề xuất cho học sinh nghỉ học thứ 7 cần tính toán làm sao để không phải là sự tăng tải cơ học, tức là dồn số tiết của ngày thứ 7 đó cho những ngày còn lại.
Vì vậy, để tổ chức được cho học sinh nghỉ thứ 7 ở cấp THCS, THPT cần có sự nghiên cứu thấu đáo, kỹ lưỡng trên quan điểm vì lợi ích của học sinh. Bên cạnh đó, còn phải cân nhắc về điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực giáo viên để làm sao vẫn đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình đã đặt ra dù nghỉ thứ 7.
Cụ thể, với một số địa phương như Hà Nội, TPHCM và các thành phố lớn - nơi có điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tốt và tận dụng được việc học trực tuyến, tài nguyên số, học mọi lúc mọi nơi… thì việc nghỉ học thứ 7 là khả thi. Tuy nhiên, vẫn cần tính toán cẩn trọng ở từng địa phương, thậm chí từng trường học. Đồng thời, ngoài việc tăng thời gian để đảm bảo còn cần những giải pháp khác như sắp xếp lại phân phối chương trình, các chủ đề, chủ điểm để cùng với sự đổi mới về mặt phương pháp của thầy cô, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, dạy học dự án thì việc học này có thể sắp xếp được không làm học sinh quá tải trong năm học.
Link báo gốc:
Copy link
http://daidoanket.vn/cho-hoc-sinh-nghi-thu-7-nen-hay-khong-5741879.html
-
1Bộ GD-ĐT: Bậc THCS, THPT sẽ phải dạy 2 buổi/ngày
-
2Xác minh phản ánh 'trường bất chấp lệnh cấm tổ chức dạy thêm thu tiền'
-
3Tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM: Phụ huynh thở phào!
-
4Sáng 5-4, 'Đưa trường học đến thí sinh' tại TP HCM
-
5Điều chỉnh trong tuyển sinh khối ngành công an nhân dân năm 2025
-
6Cách tính điểm thi lớp 10 THPT công lập và trường chuyên tại Hà Nội
-
7Phòng GD-ĐT báo cáo gì về việc 'trường bất chấp lệnh cấm tổ chức dạy thêm thu tiền'?
-
8VIDEO: Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lý giải vì sao phải quy đổi điểm xét tuyển
-
9Bộ GD-ĐT: Địa phương không vì sắp xếp bộ máy mà lơ là tổ chức thi tốt nghiệp
-
10Không còn chỗ cho việc chia chỉ tiêu tuyển sinh đại học tuỳ tiện
-
11Thi vào lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh, nhiều phụ huynh và học sinh muốn chọn trường gần nhà
-
12Sẽ bắt buộc các trường THCS, THPT dạy 2 buổi/ngày
-
13Hà Nội có thêm 412 trường học đạt chuẩn quốc gia
-
14Giáo viên mầm non của huyện Bình Chánh chiến thắng 'Người ươm mầm' năm 2025
-
15105 giáo viên cấp THPT đạt giải giáo viên dạy giỏi thành phố Hà Nội
-
16Quận Ba Đình có trường THCS chuẩn quốc gia cấp độ 2
-
17Trao bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh cho 109 sinh viên
-
18Bộ GD-ĐT làm rõ cách quy đổi điểm xét tuyển
-
19Gieo hy vọng, chắp cánh ước mơ cho học sinh vượt khó
- Dàn vlogger đời đầu nổi tiếng thế hệ 9X giờ ra sao?
- Vô địch sớm 6 vòng, PSG đăng quang lần thứ 13 tại Ligue 1
- Ái nữ nhà đại gia Minh Nhựa càng bầu càng đẹp
- Kinh ngạc văn bản Ấn Độ cổ hướng dẫn cách chế tạo máy bay
- Loại đá kỳ lạ giống hệt miếng dưa hấu, nhiều người mê mẩn
- Đến nhà anh trai, người đàn ông 33 tuổi bị chó cắn tử vong
- Bỏ nghề streamer, nàng hot girl vướng thị phi không đáng có
- Những người 'săn'muỗi
- Hằng Du Mục giàu cỡ nào trước khi vướng vòng lao lý?
- Ngồi nhiều dễ mắc căn bệnh mãn tính
- Elton John không thể nhìn thấy gì từ năm ngoái
- Phó Tổng thống Iran bị cách chức vì chuyến du lịch xa xỉ
- Bùi Lan Hương lăng xê mốt xuyên thấu khoe body chuẩn
- Lật xe khách trên quốc lộ 1A, nhiều người bị thương
- Sau clip 13 giây, nữ TikToker bỗng nổi như cồn trên MXH
- Thời tiết TP HCM hôm nay, ngày 6-4: Duy trì nắng nóng diện rộng
- Bóng chuyền TP HCM sẽ khởi sắc?
- Dự đoán ngày mới 7/4 cho 12 con giáp: Ngọ gặp quý nhân
- Mourinho nhận án cấm chỉ đạo, Fenerbahce gặp khó
- 4 năm làm Hoa hậu, Thùy Tiên bao lần vướng lùm xùm?
- Bất ngờ chiếc máy tính 'rực rỡ' kéo Apple khỏi vực sâu phá sản
- Ảnh nét căng màn catwalk của vợ mẫu tây Bùi Tiến Dũng
- Người đàn ông bị tắc ruột do nuốt hàng ngàn mảnh xương rắn
- Bắt người phụ nữ giết con để trục lợi bảo hiểm ở Quảng Nam
- Số phận lận đận của 'công chúa tóc mây'
- 'Lee Hyori phiên bản Việt' tín đồ đích thực của gu trễ nải
- Louis Phạm tiết lộ lý do chia tay bạn trai Việt kiều
- Tiết lộ sốc về lai lịch kho báu khủng thời Viking
- Sởn gai ốc siêu vũ khí của Hitler làm tan chảy... con người
- Real Madrid gục ngã tại Bernabeu, Barcelona bị đội bóng của Antony chia điểm
- Bảo Thy sống sang chảnh, hôn nhân viên mãn
- Giải mã trào lưu 'đóng vỉ chân dung' bằng ChatGPT
- Truyền thuyết Hùng Vương trong tâm người Việt
- Tại sao những cuộc trò chuyện lúc 1 giờ sáng lại chân thật đến vậy?
- Chấn động mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm: Nhận hàng tỉ đồng, 'nướng' vào cờ bạc?
- Tìm thấy loài người mới chưa từng biết đến, chuyên gia sững sờ
- Hí hửng khoe bắt được 'rồng con', chuyên gia hét lớn: 'Thả ra ngay!'
- Một chủ tịch xã bị tạm đình chỉ công tác
- Giết con ruột để trục lợi bảo hiểm
- 6 thực phẩm phụ nữ nên ăn, không chỉ giàu dưỡng chất còn giúp bảo vệ lá gan khỏe mạnh
- 17 phương thức xét tuyển đại học năm 2025
- Hà Nội chủ động công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm 2025
- Những cung hoàng đạo có vận may sự nghiệp, âm thầm kiếm bộn tiền
- Giá vàng hôm nay 06/04: Rơi thẳng đứng?
- Ảnh phong cách Snoopy được ưa chuộng
- Khởi tố, bắt tạm giam người mẹ giết con ở Quảng Nam để trục lợi bảo hiểm
- Công an Quảng Nam bắt người mẹ sát hại con ruột để trục lợi tiền bảo hiểm
- CLIP: Hiện trường vụ tai nạn khiến 1 thiếu niên tử vong ở quận Tân Bình
- Hai xe máy va chạm trong đêm ở quận Tân Bình, thiếu niên 16 tuổi tử vong
- Bắt giam nhiều lãnh đạo Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát