1. Chuyên viên định phí bảo hiểm
Chuyên viên định phí bảo hiểm là công việc thẩm định rủi ro tài chính hay thẩm định phí bảo hiểm. Một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể: tư vấn, đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm khác, lương hưu hoặc tái bảo hiểm.
Ngành nghề này sử dụng khoa học tính toán để xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề kinh tế, tài chính trong hoạt động kinh doanh có thể xảy ra trong tương lai. Vì là nghề có tính linh hoạt cao nên bạn có thể lựa chọn lĩnh vực hay doanh nghiệp mà mình muốn.
Mức lương trung bình của ngành này năm 2020: 111.030 USD. Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến từ năm 2019 đến năm 2029: 18% (nhanh hơn nhiều so với mức trung bình).
Ảnh minh họa
2. Ngành ngôn ngữ
Trong thời đại nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì ngôn ngữ là điều hết sức cần thiết. Nhiều công ty, doanh nghiệp nước ngoài đến nước ta để đầu tư chủ yếu họ sẽ sử dụng các ngôn ngữ phổ thông, được sử dụng nhiều như Anh, Hàn, Nhật, Trung Quốc,… chính vì vậy ngôn ngữ anh sẽ là một trong những ngành nghề lương cao dễ kiếm việc nhất.
Nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở các công ty nước ngoài mức lương luôn cao hơn các công ty trong nước nhưng luôn kèm theo điều kiện có giao tiếp thành thạo một loại ngôn ngữ nào đó. Chính vì vậy nếu bạn là một người giỏi ngôn ngữ sẽ mở ra cho bạn nhiều sự lựa chọn về công việc hơn mức lương từ đó cũng tăng theo.
Hiện nay tiếng Anh là ngôn ngữ gần như trở nên phổ thông ở hầu hết các nước chính vì vậy mức lương so với loại ngôn ngữ là thấp hơn những ngôn ngữ ít người học như Đan Mạch, Ả rập, Pháp,…
Đơn cử như ngành phiên dịch trong các báo giá của các công ty chuyên dịch tạo Việt Nam trung bình là 15-25 USD/h, thấp nhất là 10-15USD/h. Nếu như một phiên dịch viên làm 3h/ngày, 5 ngày/tuần thì lương của họ rất cao gần 25.000.000 đồng/tháng. Mức lương này tính cho những bạn giao tiếp thành thạo ngôn ngữ và chuyên nghiệp. Với ngành ngôn ngữ bạn có thể làm việc ở các vị trí phiên dịch viên, giảng dạy ngôn ngữ, thư ký, chuyên viên tại các cơ quan ngoại giao,…
3. Phân tích nghiên cứu hoạt động
Nhiệm vụ của các nhà phân tích nghiên cứu hoạt động là tìm cách để giải quyết vấn đề của tổ chức, ví dụ như giảm chi phí sản xuất hoặc nâng cao hiệu quả công việc. Công việc này rất quan trọng trong công ty khi sẽ biết được nguyên nhân tăng trưởng hay thâm hụt của các chính sách, từ đó đề ra giải pháp xử lý hiệu quả.
Mức lương trung bình: 90.000 USD/năm (khoảng 2,1 tỷ đồng), dự kiến thị trường việc làm tăng 7,4% trong 10 năm tới.
4. Digital Marketing
Digital Marketing là làm marketing (bao gồm việc xây dựng kịch bản marketing, lập kế hoạch, thực hiện và đo lường kết quả marketing) trong môi trường số là chủ yếu. Trong kỷ nguyên số rộng mở, hầu như công ty nào cũng cần bộ phận này để quảng bá sản phẩm trên các phương tiện số.
Theo dự báo của trung tâm nhân lực TP.HCM, chỉ riêng tại thành phố này, nhu cầu nhân lực ngành Marketing là 10.000 người/năm.
5. Kỹ sư công nghiệp
Kỹ thuật công nghiệp hiện nay đang được tối ưu hóa và đạt hiệu quả cao. Họ sử dụng các nguyên tắc toán học, thống kê, khoa học và kỹ thuật để đánh giá con người, hệ thống và quy trình trong một doanh nghiệp — bao gồm chuỗi cung ứng, hoạt động, tài chính và máy móc hoặc thiết bị.
Mục tiêu của họ là tìm ra cách hiệu quả nhất để tích hợp các hệ thống và quy trình cần thiết nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ. Đảm bảo các doanh nghiệp giữ chi phí thấp, năng suất cao và đạt được các mục tiêu của tổ chức (ví dụ: vận chuyển sản phẩm mới theo thời hạn nhất định hoặc tối ưu hóa hoạt động vận chuyển và giao hàng).
Với ngành nghề này, bạn cần phải có bằng cử nhân kỹ thuật công nghiệp hoặc một lĩnh vực liên quan. Nếu làm tốt, cơ hội thăng tiến là rất cao.
Mức lương trung bình của ngành này vào năm 2020: 88.950 USD. Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến từ năm 2019 đến năm 2029: 10% (nhanh hơn nhiều so với mức trung bình).
6. Tư vấn di truyền
Nghề tư vấn di truyền có nhiệm vụ đưa ra các lời khuyên liên quan đến tính di truyền của những căn bệnh chuyên biệt. Nhờ đó sẽ giúp mẹ bầu phán đoán được các căn bệnh có thể có của thai nhi.
Mức lương trung bình: 81.000 USD/năm (khoảng 1,9 tỷ đồng), thị trường việc làm tăng 21,5% trong 10 năm tới.
7. Giám đốc quản lý tài chính
Các nhà quản lý tài chính chịu trách nhiệm quản lý tài chính của một tổ chức. Tùy thuộc vào nhu cầu của công ty hoặc khách hàng, giám đốc quản lý tài chính có thể chịu trách nhiệm về nhiều nhiệm vụ liên quan đến tài chính. Bao gồm xác định các điểm yếu hoặc rủi ro tài chính; phát triển các giải pháp để loại bỏ những điểm yếu hoặc rủi ro đó; thực hiện nghiên cứu tài chính; tạo các dự báo và báo cáo tài chính; thiết lập các mục tiêu tài chính và đề xuất các cách để giảm chi phí, tăng lợi nhuận hoặc mở rộng sang các thị trường mới.
Công việc này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tài chính kinh doanh, các ứng viên thường cần có bằng cử nhân về tài chính, kinh doanh hoặc một lĩnh vực liên quan.
Mức lương trung bình năm 2020: 134.180 USD. Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến từ năm 2019 đến năm 2029: 15% (nhanh hơn nhiều so với mức trung bình)
8. Quản lý dịch vụ y tế và sức khỏe
Khác với những người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các nhà quản lý đảm nhận việc giám sát cách thức hoạt động của các cơ sở y tế. Theo Cục Thống kê Lao động, ngành quản lý này dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể trong thời gian tới.
Mức lương trung bình: 100.000 USD/năm (khoảng 2,3 tỷ đồng), với cơ hội việc làm tăng mạnh lên đến 31,5% trong 10 năm tới.