Giấc ngủ là một hoạt động sinh lý quan trọng của cơ thể, chiếm trung bình khoảng 1/3 thời gian trong ngày. Khi nhịp sinh học của giấc ngủ thay đổi, cơ thể chúng ta sẽ dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Những nguy hiểm của thói quen thức khuya
Đi ngủ lúc 2 -3 giờ sáng và dậy lúc 11 - 12 giờ trưa đã không còn là 1 câu chuyện xa lạ với nhiều người hiện nay, đặc biệt là người trẻ. Thay vì đi ngủ vào đầu hôm (9 -10 giờ tối) nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian này để làm việc, chơi game, giải trí trên các nền tảng mạng xã hội như: tiktok, facebook,.v.v. hoặc đôi khi chỉ là để cày một bộ phim dài tập. Thói quen thức đêm, ngủ trễ diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm được kể đến như:
Đau đầu và trí nhớ suy giảm, rối loạn tâm thần
Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. Vì buổi tối là lúc não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại các hoạt động đã diễn ra trong ngày. Việc chúng ta thức khuya đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi thời gian nghỉ ngơi của não bộ giảm.
Thói quen thức đêm ngày càng phổ biến ở giới trẻ
Bên cạnh đó, thức khuya hoặc ngủ quá ít dễ bị đau đầu, uể oải, ù tai, chóng mặt, mắt mờ vào ngày hôm sau và một số dấu hiệu về rối loạn tâm thần khác như: mất ngủ, hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu, khó tập trung chú ý vào công việc, nóng nảy, cáu bẳn,...
Nguy cơ mắc đột quỵ và một số bệnh tim mạch
Khi một người thức khuya trong thời gian kéo dài, thường xuyên, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc sẽ tăng nguy cơ Đột quỵ và mắc các bệnh lý tim mạch như: huyết áp cao, đau tim, suy tim,...
Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Hoa Kỳ, người thức khuya có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn 2,5 lần so với những người ngủ đủ giấc.
Rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân chính gây ra một số loạn tiêu hóa như: đau dạ dày, ăn uống không ngon miệng, lâu tiêu, buồn nôn,...bắt nguồn từ thói quen thức khuya, ngủ trễ. Về đêm, khi cơ thể vào ngủ là lúc dạ dày được nghỉ ngơi, nên thức khuya khiến cho dạ dày phải hoạt động và tăng tiết dịch, dẫn đến dễ viêm loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
Đối với những người đã mắc bệnh dạ dày từ trước thì tình trạng bệnh sẽ càng thêm trầm trọng hơn.
Tổn thương da, lão hóa da
Theo hoạt động sinh lý, khoảng thời gian từ 10 giờ – 11 giờ đêm là thời gian da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn quá trình này và sẽ khiến da tổn thương.
Một số biểu hiện điển hình tổn thương da do thức khuya như: da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm, da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng…
Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.
Thức khuya kéo dài gay da dễ tổn thương và lão hóa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa thói quen thức khuya
Những nguyên nhân phổ biến ở giới trẻ có thể kể đến như:
Áp lực, căng thẳng trong học tập và công việc có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi.
BÁC SĨ HUỲNH MINH NHỰT Tác giả bài viết Bác sĩ tốt nghiệp Trường ĐH Y Dược Cần Thơ. Bác sĩ khoa Nội Nhiễm - BV đa khoa Khu vực Thủ Đức Kinh nghiệm công tác: - Bác sĩ điều trị Hệ thống nhi khoa Dr.Phước. - Đại biểu Đại hội Liên Chi Hội Gan Mật TP.HCM nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Nhiều người trẻ thích thức khuya dẫn đến thiếu ngủ, mất đi nhịp sinh của giấc ngủ. Bên cạnh đó, suy nghĩ ngủ 'nướng', ngủ bù vào cuối tuần để bù giấc hoặc thức nhiều đêm rồi sau đó lại cố gắng đi ngủ sớm vào những ngày khác cũng khiến nhịp sinh học của giấc ngủ bị rối loạn, làm giảm chất lượng giấc ngủ và khó đi ngủ vào những giờ cố định khi mong muốn.
Một số thuốc điều trị bệnh lý cũng có thể gây mất ngủ. Trong trường hợp này, người trẻ có thể bị mất ngủ ở suốt quá trình sử dụng thuốc.
Một số bệnh lý có thể dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ ở người trẻ như: rối loạn lo âu, trầm cảm, đau nửa đầu, bệnh về tuyến giáp, viêm khớp, viêm xoang, bệnh tại đường hô hấp,.v.v.
Một số phương pháp điều trị và phòng ngừa thói quen thức khuya, bạn có thể áp dụng như:
Thay đổi lối sống, thói quen hàng ngày như: điều chỉnh giờ đi ngủ, tránh tiếp xúc với ánh sáng màn hình điện tử trước khi ngủ, đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày, kể cả ngày nghỉ cuối tuần. Bên cạnh đó, tạo ra một môi trường ngủ tốt, đảm bảo phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh cũng giúp phòng tránh thói quen thức khuya, mất ngủ.
Hoạt động thể chất sẽ giúp cải thiện giấc ngủ nhưng nên tránh vận động quá mức trước khi đi ngủ. Bạn có thể thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách: đọc sách, nghe nhạc nhẹ hay thiền định giúp cơ thể và tâm trí thư giãn, chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon.
Giới hạn việc tiêu thụ chất kích thích: Giảm cà phê, thuốc lá và đồ uống có cồn, đặc biệt là vào buổi chiều, tối
Sử dụng thuốc theo đơn: Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp người bệnh cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hoạt động thể chất sẽ giúp cải thiện giấc ngủ
Nếu thời gian thức khuya đem lại lợi ích cho bạn thì điều đó sẽ không xấu. Tuy nhiên, bạn cần có sắp xếp thời gian làm việc khoa học và phù hợp, hạn chế thức khuya để thể chất và tinh thần hoạt động tốt nhất. Ngày nay, nhiều người trẻ đang sống trong độ tuổi có sắc đẹp, có sức khỏe, các cơ quan đang hoạt động khỏe mạnh nên thường lãng quên những lời khuyên của chuyên gia, bác sĩ về tác hại của việc thức khuya. Thói quen 'sống theo giờ Mỹ' của người trẻ đang đưa các bạn đến gần hơn với 'nguy hiểm'. Hãy thay đổi ngay hôm nay, trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ xảy đến!